Ở phần trước, chúng ta đã cùng nhau khám phá 5 loại chiến dịch tiếp thị di động giúp tăng tỷ lệ giữ chân người dùng đầu tiên: chiến dịch nâng cao nhận diện, chiến dịch giao dịch, chiến dịch tiếp cận đầu tiên, chiến dịch opt-in và chiến dịch khuyến mãi. Và bây giờ đã là lúc để chúng ta khám phá tiếp những loại chiến dịch thú vị còn lại, những chiến dịch mà như chúng ta kỳ vọng, sẽ đem đến những hiệu quả bất ngờ cho ứng dụng của mình.
6. Chiến dịch cập nhật chung (general campaign)
Một khi user đã chấp nhận nhận được email, tin nhắn, ... thì hãy sử dụng cơ hội này để thông báo cho họ về các thay đổi và cập nhật đối với ứng dụng của bạn.
Tùy thuộc vào lĩnh vực của bạn, thì nội dung những cập nhật này sẽ khác nhau. Đối với các ứng dụng sức khỏe, đó có thể là một bài tập mới. Đối với một ứng dụng bất động sản, cập nhật có thể là về một ngôi nhà mới được đưa vào thị trường hoặc một đề nghị đang đợi được xử lý. Đó thậm chí có thể là một tính năng mới mà bạn đã bổ sung vào ứng dụng cùng mình! Không có hạn chế nào về những gì bạn cập nhật cho user của bạn, chỉ cần đảm bảo chúng là những nội dung đáng giá và phù hợp với chiến dịch - nếu không, bạn sẽ gặp rắc rối đấy
.
Có nhiều ứng dụng đã sử dụng nội dung đặc trưng để tăng mức độ tương tác trên các chiến dịch trên thiết bị di động. Nội dung này đưa những thông tin cập nhật nhất vào các chiến dịch có liên quan cụ thể đến người dùng, dựa trên vị trí, đăng ký, ý định, ... của họ. Ví dụ, một ứng dụng thời tiết sẽ cảnh báo user về tình hình thời tiết ở vị trí hiện tại của họ.
Songkick thực hiện điều bằng cách cho user biết khi nghệ sĩ yêu thích của họ thông báo rằng họ đang biểu diễn một buổi hòa nhạc gần đó.
7. Chiến dịch phản hồi (Feedback campaign)
Một trong những insights có giá trị nhất mà bạn có thể có không đến từ việc phân tích dữ liệu mà đến từ chính khách hàng của bạn. Cho dù bạn mới ra mắt ứng dụng của mình hay là một tay cứng trong lĩnh vực này, khách hàng của bạn sẽ luôn đánh giá cao những câu hỏi và bạn thì đánh giá cao những thông tin lấy được từ những câu hỏi đó.
Nếu chỉ là một câu hỏi đơn giản như yêu cầu user xếp hạng ứng dụng của bạn, thì push notification là một cách tuyệt vời đến khiến user cho bạn feedback khi mà họ có ứng dụng của bạn và thực sự quan tâm đến ứng dụng đó. Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng (NPS) là một cách nhanh gọn và dễ dàng để đánh giá xem liệu có bao nhiêu khả năng user sẽ giới thiệu ứng dụng của bạn cho một người khác.
Nếu bạn đang tìm kiếm phản hồi chuyên sâu hơn, thì việc triển khai khảo sát có thể là một ý tưởng hay. Chỉ cần đảm bảo rằng người dùng của bạn được khuyến khích hoàn thành nó.
8. Chiến dịch giới thiệu (Referral campaign)
Các nghiên cứu cho thấy 83% người tiêu dùng sẵn sàng giới thiệu thương hiệu sau khi có trải nghiệm tích cực - nhưng chỉ 29% thực sự làm điều đó. Điều này là do nhiều ứng dụng không có các công cụ thích hợp để triển khai chương trình giới thiệu hiệu quả.
Nhưng làm thế nào để bạn biết khi nào người dùng đã có trải nghiệm tích cực? Bạn có thể sử dụng các công cụ AI để dự đoán những người có nhiều khả năng là khách hàng trung thành của bạn. Phân tích phân khúc khách hàng (RFM analysis) giúp bạn hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, vì vậy bạn có thể khuyến khích họ giới thiệu ứng dụng của mình. Bởi vì làm gì có ai khác để quảng bá ứng dụng của bạn tốt hơn là chính những user đã yêu thích nó?
9. Chiến dịch bán hàng gia tăng (Upsell campaign)
Vậy là bạn đã nhận thấy những user miễn phí sử dụng ứng dụng của bạn mỗi ngày - thật tuyệt! Và bây giờ đã đến lúc để kiếm tiền.
Chiến dịch bán hàng gia tăng là một cách hiệu quả để thông tin cho những user trung thành của bạn về những lựa chọn họ có thể đăng ký, vì những user này đã thể hiện rất nhiều sự quan tâm đến ứng dụng của bạn.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ nhắm tới những user đã trải nghiệm những giá trị mà ứng dụng của bạn có thể mang lại. Nếu bạn tấn công user mới bằng những yêu cầu đòi hỏi họ phải chi trả cho những tính năng mới, thì bạn đang tiễn những khách hàng tiềm năng ra khỏi cửa.
Spotify biến những chiến dịch upsell của họ trở thành những khoảnh khắc trải nghiệm dành cho user freemium (những user sử dụng miễn phí các tính năng cơ bản, và phải trả tiền để có những tính năng cao cấp hơn). Thay vì đợi user tự tìm kiếm những thông tin giá cả hoặc cơ hội upsell (bởi vì có mấy khi mà họ làm vậy chứ?), Spotify đợi user thể hiện ý định bằng cách nhấp vào tính năng Premium - tăng khả năng chuyển đổi khách hàng. Và điều đó đã hiệu quả, Spotify tự hào có tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng miễn phí sang khách hàng trả tiền lên tới 26%.
10. Chiến dịch giành lại khách hàng (Win-back campaign)
Để có được một khách hàng mới có thể tiêu tốn hơn tới 25 lần so với việc giữ chân một khách hàng đang có. Đó là lý do tại sao việc thực hiện các chiến dịch giành lại (win-back campaign) hiệu quả có thể giúp ứng dụng không phải đối mặt với các chiến dịch chuyển đổi (acquisition campaign) đắt đỏ trong một chu kỳ liên tục của việc thay thế những người dùng đã mất.
Nhưng bạn sẽ không muốn mù quáng bắt đầu bằng cách mời gọi tất cả những user đã mất của mình bằng những tin nhắn giống nhau. Biết lý do tại sao họ rời bỏ ngay từ đầu sẽ giúp bạn khiến những yêu cầu quay trở lại của bạn trở nên cá nhân và đặc biệt đối với họ hơn.
Funnels cho phép bạn xem cách các user sử dụng ứng dụng của bạn - tiết lộ những thói quen sử dụng và những điểm ma sát. Công cụ này cho phép những marketer hiểu người dùng của họ đã làm gì ngay trước khi họ rời bỏ, từ đó họ có thể điều chỉnh những tin nhắn yêu cầu quay lại cho từng khách hàng.
Dollar Shave Club gửi một email mời quay trở lại cá nhân và phù hợp tới user, những người đã sử dụng nền tảng của họ một lần nhưng không ở lại, đồng thời nêu bật những bằng chứng về sự trung thành và đáng tin cậy của thương hiệu của mình.
LÀM CHỦ CÁC CHIẾN DỊCH TIẾP THỊ DI ĐỘNG
Không có loại chiến dịch nào tốt hơn những chiến dịch khác. Thực tế, việc sử dụng duy nhất một kiểu chiến dịch tiếp thị di động có thể gây thiếu mới mẻ và làm phiền user của bạn.
Sự thật là bạn nên sử dụng kết hợp tất cả các chiến dịch này để nhanh chóng thiết lập giá trị, khuyến khích sự tương tác liên tục và tăng giá trị vòng đời của khách hàng.
Nguồn: Tổng hợp
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments