Người dùng mobile app hiện nay đang đòi hỏi sự tiện lợi và mong muốn khám phá thêm các tùy chọn khác trên ứng dụng. Vì vậy, nếu không chuẩn bị sẵn những chiến lược cụ thể, bạn sẽ bỏ lỡ vô số cơ hội để có thể kết nối, thu hút, ảnh hưởng, giao dịch và hỗ trợ khách hàng trong hiện tại và tương lai.
Nhưng, đâu là yếu tố nền tảng và ảnh hưởng đến sự thành công của Mobile App? Bài viết này sẽ phác thảo 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công về mặt chiến thuật và tổ chức của một ứng dụng di động.
YẾU TỐ 1. HỖ TRỢ TỪ QUẢN LÝ CẤP CAO NHẤT MOBILE APP
Có thể nói rằng, việc hỗ trợ từ quản lý cấp cao nhất là yếu tố cơ bản để mang đến sự thành công cho Mobile App.
Quản lý cấp cao có vai trò tham gia vào quá trình phát triển di động, đặc biệt là đối với các cam kết về nguồn lực. Trên thực tế, có rất nhiều dự án phát triển thất bại do thiếu sự đảm bảo về thời gian và tài chính.
YẾU TỐ 2. CHUYỂN GIAO VÀ QUẢN LÝ KIẾN THỨC
Việc quản lý yếu kém về kiến thức là một rào cản đáng kể cho quá trình triển khai ứng dụng. Trên thực tế, 75% thiệt hại từ các dự án di động thất bại là do sự thiếu đi các kiến thức cần thiết. Vì vậy, bạn nên tạo ra các nhóm phát triển đa chức năng để loại bỏ những rủi ro này.
Việc phát triển dựa trên đội nhóm sẽ giúp cải thiện vấn đề giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Đây là những nhóm nhỏ linh hoạt, chịu trách nhiệm phân phối từng sản phẩm. Tất cả các thành viên trong nhóm đều có đầy đủ kiến thức về mọi khía cạnh của dự án. Các nhóm giúp việc chuyển giao kiến thức trở nên dễ dàng và cho phép toàn bộ nhóm lưu trữ lại lượng kiến thức cần thiết trong tương lai.
YẾU TỐ 3. TUÂN THEO QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN AGILE
Lập kế hoạch phù hợp và phát triển nhanh là điều cần thiết để có thể hạn chế được sự thay đổi phạm vi, bảo đảm chi phí phát triển và lợi tức đầu tư (ROI) như mong đợi.
Dưới đây là 3 vấn đề mà bạn cần phải quản lý ngay từ giai đoạn đầu hình thành ý tưởng cho đến khi ra mắt sản phẩm:
Những công việc trước khi phát triển hoặc quá trình tư duy thiết kế
Định nghĩa yêu cầu rõ ràng
Phát triển lặp đi lặp lại, theo công thức build-test-learning
1. Những công việc trước khi phát triển: Sử dụng tư duy thiết kế để mang đến sự thành công cho Mobile App
Có lẽ thách thức khó khăn nhất trong việc lập kế hoạch cho Mobile App chính là "Khởi đầu". Bạn cần phải xác định đầy đủ những yêu cầu bằng cách sử dụng quy trình tư duy thiết kế lặp đi lặp lại.
Tư duy thiết kế sẽ hỗ trợ sự đổi mới bằng cách quan sát và xem xét nhiều giải pháp cho một vấn đề duy nhất. Nguyên tắc cốt lõi của tư duy thiết kế khẳng định rằng, cách tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm để phát triển sản phẩm có thể khuyến khích sự đổi mới, dẫn đến sự khác biệt hóa thị trường và tăng lợi thế cạnh tranh.
Tư duy thiết kế là một khuôn khổ được chính thức hóa để xử lý dữ liệu người dùng và tạo ra các giải pháp thiết kế phù hợp để giải quyết nhu cầu thực sự của người dùng. Ở cấp độ cao, quy trình tư duy thiết kế sẽ xác định mục đích của sản phẩm di động, mục tiêu kinh doanh, nhu cầu của người dùng và tiêu chí thành công của ứng dụng.
2. Định nghĩa yêu cầu rõ ràng
2 trong số những rủi ro lớn nhất đối với sự thành công của Mobile App chính là phạm vi hạn chế và đặc tả yêu cầu không rõ ràng. Vì vậy, bạn cần phải lập ra PRD (product requirements document), hay còn gọi là tài liệu yêu cầu sản phẩm. Tài liệu này sẽ xác định đầy đủ mục đích của dự án bằng cách chi tiết hóa chiến lược kinh doanh và các yêu cầu kỹ thuật, xác định các khu vực rủi ro và các giả định thách thức khác. Ngoài ra, PRD còn đề cập đến cả chiến lược kinh doanh và tính khả thi kỹ thuật của dự án.
3. Phát triển lặp đi lặp lại, theo công thức build-test-learning
Việc phát triển lặp lại này sẽ hạn chế cả sự không chắc chắn về thị trường và kỹ thuật bằng cách khám phá các giải pháp kỹ thuật thông qua thử nghiệm. Kết quả cuối cùng là cung cấp một sản phẩm khả thi ở mức tối thiểu (MVP).
Việc phát triển MVP tuân theo quy trình Build (Xây dựng) - Test (Kiểm tra) - Learn (Học hỏi) sẽ giúp cho ứng dụng của bạn được cải tiến liên tục. Mặt khác, MVP cũng sẽ tạo tiền đề cho các bước phát triển lặp lại trong tương lai và làm rõ các bước tuần tự cần thực hiện trong dự án.
YẾU TỐ 4. ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Nếu bạn muốn đạt được thành công với Mobile App, bạn cần phải lập ra những chiến lược cụ thể. Mọi quyết định được đưa ra trong quá trình phát triển sản phẩm cần phải xoay quanh nhu cầu và động cơ của người dùng. Trọng tâm thị trường cần phải hiện diện trong toàn bộ vòng đời của dự án, đặc biệt là trong quá trình hình thành ý tưởng và thiết kế chiến lược.
Thành công của Mobile App bắt nguồn từ nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường không chỉ là điều cần thiết để phát triển một ứng dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng, mà còn là điều kiện cần thiết để tạo ra thông điệp thu hút người dùng đến với sản phẩm. Mọi khía cạnh của thương hiệu sản phẩm, từ danh sách app store và thông điệp trên trang web, đến sự hiện diện trên mạng xã hội, các sáng kiến content marketing, tài liệu báo chí và trình bày trực quan… đều phải phù hợp với mục tiêu người dùng.
Thông thường, người dùng quyết định có tải xuống ứng dụng hay không chỉ sau vài giây đồng hồ. Những giây đầu tiên này không cho phép bạn truyền đạt quá nhiều về câu chuyện của ứng dụng, hoặc thể hiện các giá trị độc đáo của sản phẩm. Vì vậy, các yếu tố thành công của Mobile App phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trước ngày phát hành. Nhìn chung, chất lượng của việc lập kế hoạch trước khi phát triển, nghiên cứu thị trường và thực thi quy trình linh hoạt sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công lâu dài của Mobile App.
Nguồn: Tổng hợp
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments