top of page
Writer's pictureMan Ly

5 Mẹo Hay Nhất Cho Chiến Lược Tìm Kiếm Lợi Nhuận Từ Ứng Dụng

Có rất nhiều cách để kiếm tiền từ ứng dụng, nên việc chọn chiến lược kiếm tiền từ Mobile App phù hợp là điều không hề đơn giản. Bạn kiếm tiền từ ứng dụng bằng cách nào? Tùy chọn kiếm tiền từ ứng dụng nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Bạn có nên tính phí mỗi lượt tải xuống không? Nếu không, làm thế nào để có thể thu được lợi nhuận từ các ứng dụng miễn phí? Phương pháp nào tạo doanh thu ổn định mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng tổng thể? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây!


1. MÔ HÌNH FREEMIUM

Freemium Mobile App cho phép người dùng tải xuống miễn phí, vậy bạn sẽ kiếm tiền bằng cách nào từ mô hình App này?


Người dùng có thể truy cập chức năng cơ bản của ứng dụng, nhưng một số tính năng hoặc nội dung nhất định khác phải được mở khóa bằng cách mua hàng.

Hiện nay, có khoảng 94% ứng dụng tuân theo mô hình kinh doanh ứng dụng miễn phí này.


Nếu bạn đang tìm cách phát triển cơ sở người dùng lớn nhất có thể, thì đây là một chiến lược hiệu quả, vì các ứng dụng miễn phí có tỷ lệ tải xuống rất cai. Vậy làm cách nào để bạn có thể kiếm tiền từ các ứng dụng miễn phí?

Điều quan trọng nhất chính bạn phải đảm bảo người dùng của mình có thể trải nghiệm đủ giá trị trong phiên bản miễn phí để thuyết phục họ mua thêm những tính năng khác.


Nếu App của bạn không đủ hấp dẫn, người dùng sẽ không cảm thấy thuyết phục. Tuy nhiên, nếu phiên bản App miễn phí của bạn quá tốt, thì khách hàng đôi khi cũng cảm thấy không đáng để bỏ tiền ra nhằm nâng cấp thêm các tính năng mới.


2. MÔ HÌNH PREMIUM

Mức doanh thu trả trước từ mỗi lượt tải xuống và lợi nhuận cao có thể là những lý do rất thuyết phục để bạn quyết định chọn một mô hình Premium cho App của mình.


Ngoài ra, các ứng dụng phải trả phí thường tạo ra mức độ tương tác và sự tin cậy của người dùng cao hơn. Lý do rất đơn giản, mọi người có xu hướng thường xuyên sử dụng những thứ mà họ đã trả tiền.


Tuy nhiên, vẫn có vấn đề tồn tại xug quanh mô hình Premium này. Chỉ có 20% ứng dụng trả phí được tải xuống hơn 100 lần và chỉ 0,2% App được tải xuống hơn 10.000 lần.


Để xác định xem đây có phải là một mô hình kinh doanh ứng dụng phù hợp hay không, hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh của mình.


Một trong những điều quan trọng để đạt được thành công với cách tiếp cận này chính thiết lập giá trị ứng dụng ngay từ bây giờ!


3. MÔ HÌNH MUA HÀNG TRONG ỨNG DỤNG (IN-APP PURCHASES)

In-App Purchases là một nguồn doanh thu lớn của ứng dụng, tạo ra 50,1 tỷ đô la chỉ trong nửa đầu năm 2020. Chúng cho phép người dùng mua nội dung, dịch vụ hoặc các tính năng đặc biệt trong một App nào đó.


Nếu bạn đang xem xét tích hợp tính năng In-App Purchases, hãy đảm bảo rằng chúng bổ sung cho trải nghiệm người dùng chứ không làm gián đoạn trải nghiệm đó. Mỗi quyết định của bạn phải tăng thêm giá trị mà người dùng nhận được từ ứng dụng, chứ không đơn giản là chỉ để tăng lợi nhuận. Và đừng quên thông báo cho người dùng biết rằng mặc dù App của bạn miễn phí nhưng nó bao gồm cả những tính năng cần phải trả phí nhé.


Để thành công với cách tiếp cận này, bạn sẽ cần có chiến lược khuyến khích người dùng chuyển sang mua hàng trong ứng dụng. Có thể là gửi thông báo được cá nhân hóa cho người dùng về các giao dịch mua hàng phù hợp với lịch sử duyệt web hoặc hoạt động của họ, giảm giá và cảm ơn người dùng đã mua hàng, sử dụng Push Notifications…


4. QUẢNG CÁO TRONG ỨNG DỤNG (IN-APP ADVERTISING)

Nên kiếm tiền từ ứng dụng có quảng cáo hay kiếm tiền từ ứng dụng không có quảng cáo?


Bằng cách loại bỏ rào cản trả trước, các App có sử dụng In-App Ad có khả năng thu hút cơ sở người dùng nhiều hơn và thu thập thông tin về họ để đặt quảng cáo được nhắm mục tiêu cao hơn.

Quảng cáo In-App cũng là một cách kiếm lợi nhuận từ ứng dụng hiệu quả

Quảng cáo trong ứng dụng hoạt động tốt hơn 11 lần so với quảng cáo biểu ngữ bình thường, với tỷ lệ nhấp cao hơn 152%. Giống như mọi mô hình kiếm tiền trên Mobile App khác, trải nghiệm người dùng rất quan trọng khi nói đến In-App Ad. Chúng có thể tăng giá trị cho cả nhà quảng cáo và người dùng.

5. SUBSCRIPTION

Các mô hình Subscription cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn, chứ không chỉ đơn giản là “Mua” hoặc “Không mua”.


Hiện nay, có một số ứng dụng cung cấp nhiều cấp bậc Subscription với sự kết hợp của các tính năng và giá cả, thuyết phục người dùng rất hiệu quả. Các gói Subscription đầy đủ hơn cũng mang lại lợi ích về doanh thu, vì vậy các ứng dụng có thể tự tin hơn vào ngân sách Marketing và phát triển sản phẩm của mình.


52% nhà phát triển ứng dụng đã triển khai mô hình Subscription nói rằng, nó có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của họ, hỗ trợ tăng cả doanh thu và cơ sở người dùng.


Mẹo nhỏ là bạn nên giải thích rõ ràng về lợi ích của việc nâng cấp lên người dùng miễn phí, cũng như liên tục cung cấp cho người đăng ký các tính năng và nội dung mới để thu hút họ.


KẾT LUẬN

Một số App lựa chọn kiếm tiền ngay từ đầu và không chú trọng vào việc thu hút người dùng, nhưng cũng có những ứng dụng khác tập trung vào việc phát triển cơ sở người dùng một cách nhanh chóng và sau đó đó là kiếm tiền. Nói tóm lại, mục tiêu kinh doanh của bạn sẽ giúp bạn xác định được các mô hình kiếm tiền hiệu quả. Bạn có thể kết hợp nhiều mô hình khác nhau để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của mình.


Nguồn: Tổng hợp


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comentarios


bottom of page