Sở hữu nhiều user hay tỷ lệ tải xuống cao hẳn là những điều tối quan trọng mà các nhà phát triển ứng dụng mobile quan tâm, song chắc chắn vẫn chưa đủ để họ có thể đánh giá mức độ thành công mà sản phẩm của mình đạt được. Chúng ta có thể sử dụng bổ sung hai chỉ số sau đây để có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động của ứng dụng di động.
Mức độ tương tác (Engagement)- mô tả mức độ hoạt động của user trên ứng dụng. Localytics nhận định những user có mức độ tương tác cao là những user tham gia vào 11 phiên ứng dụng trở lên trong một tháng.
Tỷ lệ giữ chân (Retention) - tỷ lệ phần trăm một user quay trở lại ứng dụng trong vòng ba tháng kể từ phiên sử dụng đầu tiên của họ. Localytics cũng định nghĩa việc một ứng dụng có giữ chân được user hay không là việc một user quay trở lại ứng dụng đó ít nhất 1x lần trong vòng 30 ngày.
Vậy làm thế nào để có thể đảm bảo những chỉ số này luôn duy trì ổn định, từ đó phản ánh được mức độ thành công của ứng dụng một cách chính xác?
VẤN ĐỀ VỀ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC & TỶ LỆ GIỮ CHÂN USER
Để đạt được mức độ tương tác cần thiết và mức độ giữ chân user đủ cho một mobile app là một nhiệm vụ khó. Statista báo cáo rằng chỉ 32% user sẽ quay trở lại một ứng dụng 11 lần trở lên sau khi tải ứng dụng đó. Điều đáng ngạc nhiên hơn là có đến 25% user từ bỏ ứng dụng chỉ sau một lần sử dụng. Thực tế là những nhà phát triển mobile app đang phải đối mặt với một thị trường vô cùng cạnh tranh mà trong đó user có rất nhiều lựa chọn.
Tăng mức độ tương tác và khả năng giữ chân sẽ đem đến nhiều user tích cực và trung thành. Năm chiến lược để thúc đẩy mức độ tương tác và giữ chân của ứng dụng sau đây có thể sẽ giúp giảm đi tỷ lệ ngừng hoạt động của một app, giúp các doanh nghiệp thấy được các kết quả mong muốn và ROI mà họ vọng từ việc đầu tư vào phát triển mobile app.
5 PHƯƠNG PHÁP TĂNG MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC ỨNG DỤNG (APP ENGAGEMENT) & TỶ LỆ GIỮ CHÂN NGƯỜI DÙNG (USER RETENTION)
1. Tiếp cận hiệu quả
Điều này không quá khó, nhưng không phải app nào cũng có thể cung cấp một quá trình tiếp cận ban đầu hiệu quả. Làm cho quá trình tiếp cận đơn giản và trực quan hết mức có thể. Càng khó để bắt đầu sử dụng app thì càng dễ khiến user từ bỏ nó.
Một số cách giúp app tiếp cận với user:
Giảm thiểu số bước cần thiết để tạo lập một tài khoản hoặc đăng ký, bao gồm cả việc đa dạng các lựa chọn đăng ký (ví dụ: đăng ký bằng Facebook hoặc Google).
Giới thiệu các tính năng của ứng dụng, nhưng đừng khiến user quá tải ngay lập tức.
Hướng dẫn bằng thao tác để chỉ ra những thao tác căn bản trong trải nghiệm ứng dụng.
2. Sử dụng Push Notifications đúng cách
Localytics báo cáo rằng các user được trải nghiệm một mức độ nào đó việc được tự tương tác với thương hiệu sẽ có nhiều khả năng sẽ quay lại sử dụng ứng dụng hơn. Nói cách khác, nếu bạn bước vào một cửa hàng "thực" và không được để tâm tới, chắc chắn bạn sẽ thất vọng với dịch vụ khách hàng của cửa hàng đó. Trường hợp tương tác với app cũng tương tự.
Một tương tác có thể đơn giản như việc gửi thông báo (notifications) chào đón user và cung cấp những thông tin hữu ích khi user trải nghiệm ứng dụng. Những app thành công sử dụng loại tương tác này để định hình trải nghiệm của khách hàng, bằng cách chiến lược và chu đáo trong cách họ tiếp cận với user. Ví dụ, cung cấp các giao dịch có liên quan cho các nhà bán lẻ dựa trên vị trí và thói quen sử dụng của họ là một chiến thuật hiệu quả để nhắc nhở việc truy cập app. Tương tác với user cũng là cách tuyệt vời để thu hút lại những user đã rời khỏi quy trình chuyển đổi. Cũng báo cáo đó của Localytics đã chứng minh điều này bằng cách chỉ ra rằng tỷ lệ từ bỏ app sau một lần sử dụng đã giảm từ 25% xuống còn 19% khi cách tương tác này được triển khai.
3. Tin nhắn trong ứng dụng (In-app message)
Trải nghiệm ứng dụng của bạn càng phù hợp với nhu cầu và sở thích của user thì khả năng user tiếp tục sử dụng sản phẩm sẽ càng cao. Các thương hiệu sử dụng tin nhắn trong app để giao tiếp với user sẽ chứng kiến tỷ lệ giữ chân user trong vòng 28 ngày kể từ khi nhận tin nhắn nằm trong khoảng từ 61 đến 74%.
Tin nhắn trong ứng dụng là những thông báo (notification) không yêu cầu tương tác ngay lập tức nhưng vẫn là những thông báo quan trọng cần được nhận. Những thông báo này có thể bao gồm những lời cảnh báo về các vấn đề của app, các lỗi thanh toán hoặc các phiên bản nâng cấp. Hãy nhớ rằng không phải tất cả các tin nhắn bạn gửi đều sẽ phù hợp với từng cá nhân người dùng. Phân khúc đối tượng đem tới cho bạn khả năng đảm bảo rằng thông tin họ nhận là có giá trị đối với họ.
Để đạt được điều này, một số ứng dụng tận dụng các tính năng của thiết bị, như là định vị vị trí để nhắm tới các user cụ thể nhằm gửi đến các tin nhắn phù hợp bao gồm việc cập nhật thời gian thực và liên kết đến các nội dung được cá nhân hóa.
4. Các chương trình ưu đãi và khuyến khích
Nếu mô hình kinh doanh của bạn cho phép bạn cung cấp cho user một phần thưởng hoặc chương trình riêng dành cho khách hàng thân thiết, thì tận dụng cơ hội là điều tối quan trọng. Các chương trình này không chỉ khuyến khích user sử dụng sản phẩm mà các chương trình dành cho khách hàng thân thiết mà còn khiến user cảm thấy bản thân có ý nghĩa và quan trọng đối với thương hiệu.
Các app sử dụng tính năng mua hàng trong ứng dụng như một mô hình kiếm kiền, đặc biệt là các app QSR, sẽ được hưởng lợi từ các chiết khấu giới hạn thời gian, trong khi các ứng dụng freemium (các app cho phép tải xuống và sử dụng miễn phí nhưng phải trả tiền để sử dụng các tính năng cao cấp hơn) có thể khuyến khích user bằng các ưu đãi dựa trên mức độ sử dụng thay vì việc đưa ra các mức chiết khấu bằng tiền.
5. Khuyến khích giao tiếp hai chiều
Người tiêu dùng muốn xây dựng mối quan hệ với các thương hiệu, cụ thể hơn, họ muốn cảm thấy bản thân có giá trị và được tôn trọng. Đây là lý do tại sao thiết lập mối giao tiếp hai chiều là cực kỳ quan trọng. Làm thế nào để bạn biết được user của bạn muốn gì nếu bạn không nhận được phản hồi (feedback) của họ? Những tin nhắn này giúp ứng dụng thu thập feedback, giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng và phát triển chức năng của sản phẩm theo thời gian.
Những lợi ích bên cạnh của việc thiết lập một mối giao tiếp hai chiều cùng user là việc có thể biết được về các vấn đề trước khi các nhận xét (review) tiêu cực bị đăng tải trong các chợ ứng dụng (app store). Điều này cho phép bạn đi đến tận cùng vấn đề và xây dựng một mối quan hệ trước khi nó ảnh hưởng đến số lượt tải xuống trong tương lai. Thể hiện khả năng phản hồi và giải đáp bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào sẽ làm gia tăng tỷ lệ tương tác và giữ chân user, thúc đẩy các review tích cực và xây dựng lòng trung thành dài hạn đối với thương hiệu.
TẠM KẾT
5 phương pháp kể trên là những phương pháp hiệu quả để đạt được mục đích làm gia tăng mức độ tương tác với ứng dụng và tỷ lệ giữ chân người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp nào, sử dụng sao cho đúng và những lưu ý ngoài lề cũng cần được quan tâm đúng mực để có thể đạt được kết quả mong muốn. Vậy những lưu ý và điều cần làm đó là gì, hãy chờ đón ở phần tiếp theo nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comentarios