Bạn có biết rằng, Google Analytics còn sở hữu rất nhiều tính năng thú vị nhưng không được tận dụng triệt để? Hầu như mọi người chỉ sử dụng Google Analytics để kiểm tra traffic cho blog hàng ngày và hàng tuần. Tuy nhiên, các tính năng sắp được bật mí sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
Theo dõi và cung cấp dữ liệu nhân khẩu học chi tiết của khách truy cập (visitor) và hành vi của một số loại người dùng nhất định.
Cho biết mức độ liên quan giữa lưu lượng truy cập (traffic) và mục tiêu. Sự tăng trưởng của khách truy cập thông qua các kênh mục tiêu của bạn.
Xác định đường dẫn chuyển đổi (conversion paths) và route (thường phức tạp) mà khách truy cập đã thực hiện từ hành động đầu tiên cho đến khi chuyển đổi.
Nhận biết mô hình traffic bất thường và những lý do cơ bản cho sự thay đổi đột ngột này.
So sánh xu hướng lưu lượng truy cập so với các khoảng thời gian trước.
Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu những mẹo sử dụng Google Analytic “có một không hai” nhé!
1. Sử dụng dữ liệu Audience khi tạo phân khúc khách truy cập tùy chỉnh (Custom Visitor Segments)
Thông thường, chúng ta sử dụng các phân đoạn tùy chỉnh để phân loại khách truy cập theo nhiều dữ liệu nhân khẩu học khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không dựa trên dữ liệu trong chế độ xem báo cáo Đối tượng (Audience) để giúp bạn tạo phân khúc khách truy cập tùy chỉnh của mình, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều thông tin về cách người dùng cụ thể tương tác với trang web của mình.
Trước tiên, hãy điều hướng đến trang Interest Overview trong phần báo cáo Audience (Audience > Interests > Overview).
Tại đây, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về 3 báo cáo Interest khác nhau, bao gồm: Affinity Categories (Danh mục đối tượng chung sở thích), In-Market segments (Phân khúc In-Market) và Other categories (Danh mục khác) như hình bên dưới.
Dựa trên dữ liệu này, có thể thấy rằng có gần 8% khách truy cập trong tất cả các phiên được xác định là "Technophiles” - những cá nhân có mối quan tâm mạnh mẽ đến công nghệ. Chúng ta cũng có thể thấy rằng gần 5% khách truy cập trong phân khúc In-Market làm việc hoặc quan tâm đến dịch vụ Tài chính / Đầu tư. Từ đây, chúng ta sẽ bắt đầu nảy ra những ý tưởng tốt hơn liên quan đến việc xác định khách truy cập điển hình của mình là ai, nhưng chúng ta cũng cần đi sâu hơn trước khi tạo phân khúc tùy chỉnh.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét dữ liệu Tuổi (Age) và Giới tính (Gender) bằng cách lựa chọn các báo cáo này từ phần Demographics của báo cáo Audience (Audience > Demographics).
Dữ liệu này cho chúng ta biết rằng phần lớn khách truy cập nằm ở độ tuổi từ 25-34 và biểu đồ dưới đây cho thấy có nhiều nam giới truy cập trang web hơn phụ nữ:
Vì vậy, sau khi đào sâu tìm hiểu, chúng ta có thể khái quát chân dung của khách truy cập vào trang web như sau:
Nam giới
Từ 25-34 tuổi
Có hứng thú với công nghệ
Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính hoặc đầu tư
Cách tạo phân đoạn tùy chỉnh (Custom Segments) trong Google Analytics
Với các thông tin dữ liệu như trên, bạn có thể tạo một phân khúc khách truy cập tùy chỉnh phù hợp với những mục tiêu đã đề ra. Để làm điều này, chúng ta cần quay lại báo cáo Audience và nhấp vào mũi tên hướng xuống ở bên trái của "All sections”:
Tiếp theo, chúng ta sẽ tạo phân khúc tùy chỉnh dựa trên dữ liệu nhân khẩu học ở trên. Từ lợi ích này, bạn cũng có thể tạo ra những dữ liệu từ báo cáo Other categories trong trang Interest Overviews. Ở ví dụ này, những dữ liệu ấy bao gồm: Arts & Entertainment/TV & Video/Online Video:
Đến công đoạn này, tất cả những gì bạn phải làm chính là đặt tên cho phân khúc tùy chỉnh và lưu lại. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phân khúc tùy chỉnh nâng cao để tìm ra những ý tưởng tốt hơn về số lượng khách truy cập nằm trong các thông số này.
Phân khúc này hiện có thể được đo lường dựa trên traffic của khách truy cập khác nhằm hiểu rõ hơn về cách từng nhóm khách truy cập đang hoạt động và so sánh với nhau, thay vì bắt buộc bạn phải triển khai tổng quan về tất cả các lượt xem trang hoặc phiên.
Cần lưu ý rằng tùy thuộc vào kích thước lấy mẫu, phạm vi ngày được chỉ định và số lượng phân đoạn nâng cao đang được sử dụng, quá trình này có thể mất một thời gian (hoặc thậm chí thất bại hoàn toàn). Vì vậy, bạn có thể phải quay lại và thực hiện một số điều chỉnh trước khi phân khúc tùy chỉnh được lưu trữ chính xác, hiệu quả.
Mách bạn mẹo nhỏ: Khi đã tạo phân khúc tùy chỉnh, bạn có thể tinh chỉnh thêm bao gồm ngày của phiên đầu tiên của những khách truy cập này theo phạm vi ngày cụ thể. Tính năng thú vị này chỉ được giới thiệu trong thời gian gần đây, cho phép tinh chỉnh cách theo dõi một số khách truy cập nhất định. Điều này có thể rất hữu ích cho các chiến dịch remarketing.
2. Gán giá trị tiền tệ cho các mục tiêu
Mẹo thứ hai trong số các mẹo Google Analytics có liên quan đến mục tiêu. Trên thực tế, bạn chắc chắn nên đặt mục tiêu trong Google Analytics. Nếu không, về cơ bản bạn chỉ đang xem xét các chỉ số tương đối vô dụng như lượt xem trang và thời gian trên trang web. Tuy nhiên, không nên chỉ đặt mục tiêu - hãy gán cho chúng một giá trị cụ thể. Sau đây làm một ví dụ báo cáo Goal Flow từ tài khoản Google Analytics của WordStream.
Như bạn có thể thấy, ví dụ trên khá đơn giản. Đối với mục tiêu cụ thể này, Wordstream đã nhận được phần lớn lưu lượng truy cập từ Google. Các khu vực màu đỏ ở bên phải của giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của các phễu mục tiêu được gọi là "funnel exits" - những khách truy cập không thực hiện hành động mà Wordstream mong muốn ở một giai đoạn nhất định, và đó là đăng ký dùng thử miễn phí trong ví dụ này.
Vậy tại sao bạn nên gán giá trị tiền tệ cho Goal Flow của mình? Bởi vì chỉ khi gán giá trị tiền tệ cho chúng, bạn mới có thể đánh giá mình đang mất bao nhiêu tiền trên mỗi khách hàng tiềm năng thoát khỏi kênh.
Bạn đã bao giờ nhận thấy chỉ số "Page Value" trong thẻ traffic score của mình chưa? Đây là nơi giúp bạn nhận thấy giá trị tài chính của một trang liên kết đến giá trị mục tiêu, và vị trí của trang trong đường dẫn chuyển đổi. Nếu chưa gán giá trị tiền tệ cho mục tiêu, các giá trị này sẽ bằng không.
Giả sử bạn chỉ định mục tiêu trị giá 25 đô la. Lưu ý, các giá trị được hiển thị trong cột này sẽ không chỉ là 25 đô la hoặc 0 đô la - vai trò của trang trong các chuyển đổi được hỗ trợ cũng có trọng số trong cột Page Value, có nghĩa là các giá trị này sẽ khác nhau tùy thuộc vào trang được đề cập và vai trò của nó trong một hoặc nhiều đường dẫn chuyển đổi.
3. Gán giá trị cho các mục tiêu trong Google Analytics
Để gán giá trị cho một mục tiêu, hãy điều hướng đến section Admin của Google Analytics (có thể truy cập từ menu trên cùng) và nhấp vào "Goals":
Lúc này, một danh sách các mục tiêu sẽ hiện ra. Khi nhấp vào một mục tiêu nào đó, bạn sẽ thấy một giao diện có chỉ định giá trị tiền tệ bạn muốn gán cho mục tiêu.
Giá trị chính xác của một mục tiêu sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, nhưng thông thường, bạn nên để giá thấp cho giá trị của một mục tiêu. Cho đến khi tìm ra ý tưởng tốt hơn về giá trị của mỗi chuyển đổi về mặt tài chính, hãy tuân thủ ước tính lowball.
Bằng cách ước tính giá trị của khách hàng tiềm năng và gán giá trị này cho từng mục tiêu, bạn có thể bắt đầu thấy (về mặt tài chính) số tiền chi tiêu với dòng mục tiêu hiện tại. Điều này có thể thúc đẩy suy nghĩ về việc liệu kênh mục tiêu có được tối ưu hóa đủ hay không. Có cần thêm các bước nào không? Có nên cung cấp điều hướng bổ sung cho phép người dùng xem lại các section trước của kênh dễ dàng hơn? Hoặc xóa bỏ nội dung đơn giản gây hại cho tỷ lệ chuyển đổi?… - Đây là tất cả những câu hỏi có thể phát sinh từ việc đặt giá trị tiền tệ vào mỗi mục tiêu.
Nguồn: Wordstream
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments