top of page
Writer's pictureTran Le

9 Lỗi Thiết Kế UX Phổ Biến Mà App Developer Cần Tránh [Cập Nhật Năm 2022]

Updated: Aug 10, 2022

Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, rất nhiều công việc hiện nay đều cần đến mobile app từ việc đặt phòng khách sạn đến ăn uống hay mua sắm. Nhưng nếu bạn đang có dự định ra mắt app của riêng mình, nên dành thời gian để xem xét những lỗi thường gặp trong thiết kế UX. Vì sao?


Chỉ với một sai lầm nhỏ trong khi phát triển app có thể khiến bạn bị chậm lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Một lỗi thiết kế UX cơ bản cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội có thêm lợi nhuận kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra các lỗi thiết kế UX thường gặp và một số lời khuyên để app developer tránh những lỗi này khi phát triển app.

9-loi-thiet-ke-ux-pho-bien-ma-app-developer-can-tranh
9 Lỗi Thiết Kế UX Phổ Biến Mà App Developer Cần Tránh

9 lỗi thiết kế UX phổ biến có thể khiến app kém nổi bật


#1. Thiết kế UX kém vì lựa chọn màu sắc hoặc kiểu dáng

Độc đáo là tốt nhưng thiết kế app thiếu trực quan chỉ khiến mọi thứ tệ hơn.


Hầu hết nhà thiết kế app trong khi sáng tạo luôn nghĩ đến việc phát triển một điều gì đó mới và độc đáo. Họ bắt đầu trải nghiệm màu sắc và phong cách khác nhau. Dù vậy, thiết kế độc đáo nhưng không phục vụ các mục tiêu ban đầu của app cũng đồng nghĩa với việc app đã thất bại trong việc phục vụ người dùng.


Nếu thiết kế không đủ để làm rõ mục tiêu hay chức năng của app thì bạn đang mong đợi người dùng sẽ kết nối với app như thế nào? Tại sao họ phải tải app chỉ vì thiết kế độc đáo? Có thể nói bạn không thể thu hút khán giả của mình chỉ bằng một thiết kế độc đáo. Vì vậy app của bạn vẫn có thể rơi vào tình trạng thiết kế UX kém cho dù giao diện rất độc đáo và sáng tạo.


Lời khuyên: Hãy cố gắng khám phá càng nhiều càng tốt. Nhìn vào thiết kế của đối thủ cạnh tranh, xem họ đang sử dụng màu sắc hoặc kiểu dáng nào, sau đó mới đưa ra kết luận về thiết kế của mình. Việc làm này không phải là sao chép mà là học hỏi theo những mô hình đã thành công.


Ví dụ: Các app chăm sóc sức khỏe thường sử dụng màu sáng và phong cách đơn giản. Vì các tông màu lạnh sẽ tạo cảm giác êm dịu và không gây khó chịu cho các bệnh nhân. Nếu app sử dụng màu tối hoặc phong cách khác để tạo sự độc đáo có thể sẽ thất bại.


#2. Không tập trung vào các tính năng UX cần thiết

Cung cấp rất nhiều tính năng nhưng lại không cần thiết sẽ thất bại trong việc thu hút người dùng của mình.


Cung cấp các tính năng không cần thiết là sai lầm lớn nhất của UX designer, cũng như app developer thường mắc phải.


Trong thiết kế mobile app, hãy đảm bảo bạn sẽ không phát triển những các tính năng không cần thiết. Việc thêm quá nhiều tính năng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của app, đồng nghĩa với việc làm chậm trải nghiệm người dùng.


Vì vậy, trong phát triển app, hãy xác định:

  • Yếu tố nào quan trọng và không quan trọng với người dùng?

  • Các tính năng chính app cần có là gì?

  • App sẽ phục vụ mục đích nào của người dùng?

Lời khuyên: Tập trung vào các tính năng chính, loại bỏ yếu tố phụ và chỉ thêm các tính năng bổ sung nếu quan trọng. Điều cần làm khi phát triển app đó là suy nghĩ và bổ sung các tính năng theo quan điểm của người dùng.


#3. Chuyển hướng khỏi Mục tiêu chính

Chuyển hướng khỏi giá trị cốt lõi sẽ đưa app đi đến thất bại.


Đánh mất mục tiêu chính của app thường là sai lầm lớn nhất trong thiết kế UX. Lỗi này sẽ làm mất đi sự mong đợi của người dùng đối với app. Hay nói cách khác là không giữ được đối tượng mục tiêu của app khiến cho tất cả những nỗ lực trong việc thiết kế và viết code sẽ trở thành lãng phí.


#4. Không nhất quán

Đây là lỗi phổ biến nhất khi phát triển mobile app. Nếu không có sự nhất quán về màu sắc và kiểu dáng trên mỗi landing page thì app của bạn sẽ không thể nổi bật trên thị trường. Đơn giản vì mọi người không thích một app thiếu tính liên kết và nhất quán giữa các thành phần. Các mẫu thiết kế UX không nhất quán cũng sẽ khiến người dùng khó chịu và cản trở sự thành công của app.


Lời khuyên: Giữ sự nhất quán trong thiết kế app sẽ không làm người dùng thất vọng.


#5. Người dùng khó chịu với spam từ Notification

nguoi-dung-kho-chiu-voi-spam-tu-notification
Người dùng khó chịu với spam từ Notification

Báo cáo của Invespcro đề cập rằng ở Mỹ, một người dùng smartphone nhận được 46 push notification mỗi ngày. Trong đó, 31% người dùng cảm thấy các thông báo này không có ích hay khó chịu và quyết định tắt tất cả push notification đó.


Quá nhiều thông báo đẩy sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu vì không ai muốn nhận những thông báo vô ích từ các app.


Cố gắng không lạm dụng các tính năng Push Notification. Cố gắng không gửi quá nhiều tin nhắn thông qua các pop-up message. Trên hết, hãy thông báo cho người dùng những điều hữu ích. Sẽ không có vấn đề gì khi bạn chia sẻ các bản cập nhật hoặc tin tức mới về app của mình. Do đó hãy dành thời gian hướng dẫn họ những điều tốt đẹp và có giá trị.


Trao đổi với nhóm nhà phát triển của bạn và thảo luận một số kế hoạch với sự phối hợp của cả team để đưa ra giải pháp hoàn hảo. Đây là cách để chấm dứt tình trạng các nhà phát triển app phải dành toàn bộ thời gian và công sức để viết code lại nhiều lần.


Lời khuyên: Mặc dù việc quảng cáo app của bạn là chìa khóa để tăng mức độ sử dụng app, nhưng phải tránh spam người dùng.


#6. Cố gắng sao chép các app khác

Nguyên tắc chung để đạt được thành công là một thiết kế độc đáo với các tính năng hữu ích. Sao chép các thiết kế khác là vô ích vì thường các bản sao đều không đạt được thành công như app gốc. Trên thực tế, app của bạn có thể bị cấm và không có gì để đảm bảo một app tương tự sẽ hoạt động tốt như app đã có sẵn trên thị trường.


#7. Bỏ qua phản hồi của khách hàng khi thiết kế lại

Việc xây dựng lại app là một phần trong chu trình của các nhà phát triển mobile app. Sẽ có lúc phải thiết kế lại một số phần để có hiệu suất tốt hơn. Điều quan trọng là phải cập nhật app với các tính năng và công nghệ mới nhất.

bo-qua-phan-hoi-cua-khach-hang-khi-thiet-ke-lai
Bỏ qua phản hồi của khách hàng khi thiết kế lại

Bằng cách này, bạn đang mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách hàng tiềm năng của mình. Đây là cơ hội để có thể thiết kế lại những tính năng chưa phù hợp/ gây khó chịu cho user của app.


Phản hồi đóng góp cho việc phát triển mobile app và giúp ứng dụng của bạn tốt hơn nhiều. Vì vậy, bỏ qua phản hồi có giá trị của khách hàng có thể khiến bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường app.


Lời khuyên: Cập nhật app, xem xét phản hồi của người dùng có thể thúc đẩy kết nối người dùng theo cách tốt hơn.


#8. Không thông báo về những thay đổi trên app cho người dùng

Không thông báo cho người dùng là một sai lầm khác của nhà phát triển. Cập nhật cho người dùng của bạn những thay đổi sẽ thực hiện trong khi thiết kế lại hoặc xây dựng lại app.


Khi thay đổi hoặc thêm bất kỳ tính năng nào, trải nghiệm khi sử dụng app sẽ có thể thay đổi ở một bước nào đó. Đây cũng là thời điểm một số dữ liệu của app có thể bị thay thế hoặc xoá đi. Nếu người dùng phát hiện ra những lỗi này trước khi bạn thông báo thì họ có thể kiện app vì những thay đổi này.


Trong bất kỳ hình thức kinh doanh nào bạn cũng cần thông báo với khách hàng về những thay đổi của mình. Vì quên cập nhật những thay đổi với người dùng có thể làm mọi chuyện trở nên phức tạp rất nhiều.


Lời khuyên: Làm rõ mọi hành động trong quy trình phát triển app. Điều này sẽ giúp tạo mối liên kết chung giữa app của doanh nghiệp và end user.


#9. Điều hướng phức tạp

Tất cả các app phổ biến hiện nay đều có một xu hướng chung là giao diện đặc biệt dễ sử dụng. Hãy nhớ rằng, cuộc sống của người dùng hiện nay rất bận rộn. Họ cần sự sắp xếp hoạt động một cách nhất quán và nhanh chóng.


Khi khách hàng khám phá app, bất cứ điều gì gây ra khó chịu đều có thể khiến người dùng bỏ qua app ngay lập tức. Do đó khi xây dựng app, hãy xem xét lại các tính năng của app có thật sự cần thiết hay không. Kiểm tra xem roadmap và điều hướng có được thiết kế phù hợp hay không. Mỗi tương tác đều phải đơn giản và dễ sử dụng. Vì điều hướng phức tạp và trải nghiệm người dùng kém là nguyên nhân gây ra sự thất bại đối với nhiều mobile app trước đây.


Kết

Là một công ty phát triển mobile app, bạn phải tránh tất cả các lỗi thiết kế UX đã đề cập ở trên. Những sai lầm này chính là rào cản cho sự thành công của app. Vì vậy, hãy quan tâm đến những lỗi UX phổ biến này trong khi phát triển app cho lần tiếp theo hoặc khi cải thiện app hiện có của bạn.


Câu hỏi thường gặp (FA

Những lỗi thiết kế UX thường gặp là gì?

Những lỗi phổ biến mà nhà thiết kế UX mắc phải trong khi phát triển app là:

  • Nội dung không liên quan

  • Phông chữ không rõ ràng

  • Hình ảnh không phù hợp

  • Trang load chậm

  • Thiết kế không mang tính tương tác cao

Những lỗi UX hàng đầu trong thiết kế web là gì?

Dưới đây là một số lỗi UX trong thiết kế web:

  • Nội dung không liên quan

  • Thiết kế kém

  • Điều hướng phức tạp

  • Các tính năng phức tạp

Những lỗi, sai sót và sơ xuất trong thiết kế UX là gì?

Dưới đây là một số lỗi, sai sót và sơ xuất phổ biến trong thiết kế UX:

  • Quá nhiều tính năng

  • Quá nhiều những hình ảnh không cần thiết

  • Không nhất quán

  • Bỏ qua phản hồi

  • Bỏ qua lượt chia sẻ trên mạng xã hội

Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team,


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page