Bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế và phát triển Mobile App! Nhưng nếu không phải là một Studio phát triển ứng dụng di động chuyên nghiệp, rất có thể bạn sẽ gặp phải một số trở ngại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm. Những vấn đề này thường có thể được khắc phục nếu bạn nắm vững một số kiến thức cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ liệt kê 8 vấn đề phổ biến nhất sẽ phát sinh khi xây dựng Mobile App.
1. Hệ thống Back-end kém
Những ứng dụng có back-end kém thường dễ bị sập, tương tác rối mắt và quá trình chuyển tiếp mất thời gian sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa hệ thống back-end của mình bằng cách kiểm tra vấn đề sau: Bạn có mâu thuẫn nào giữa infrastructure và máy chủ hay không? Để khắc phục sự cố, hãy cố gắng xác định chính xác vấn đề đến từ đâu.
Một giải pháp tiềm năng khác mà bạn có thể thử đó là giảm tải cho máy chủ bằng cách phát hành máy chủ proxy ngược . Nếu back-end của bạn phản hồi nhanh hơn ở vị trí này, thì quá trình web requests cũng trở nên nhanh hơn, bộ nhớ đệm hoạt động mượt hơn và nhiều chức năng khác cũng vận hành ổn định hơn.
2. Bỏ qua sự khác biệt giữa các nền tảng
Giữa Android, iOS và Windows, việc nhắm mục tiêu vào một nền tảng cụ thể được xem là một trong những chiến lược hiệu quả đối với Mobile App. Mỗi nền tảng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cung cấp các hướng dẫn, nguyên tắc và các quy trình phê duyệt khác nhau.
Bạn nên suy nghĩ về cơ sở người dùng cốt lõi mà ứng dụng của mình đang hướng đến. Cụ thể, là người dùng trong nước hay quốc tế? Người dùng có sử dụng máy tính bảng nhiều hơn điện thoại thông minh hay không?
Khả năng tương thích thiết bị cũng là một điểm đáng lưu ý. Bạn nên kiểm tra nhiều lần để xác định xem ứng dụng của mình sẽ trông như thế nào và hoạt động tốt trên loại thiết bị nào. Ngoài ra, hãy chú ý đến độ phân giải, kích thước và mật độ pixel.
3. Giao diện người dùng không thu hút
Thiết kế và phát triển là hai quá trình hoàn toàn riêng biệt của một ứng dụng di động. Tạo một giao diện người dùng (UI) đẹp mắt và dễ hiểu sẽ tốn nhiều thời gian nhưng sẽ giúp App của bạn thu hút được người dùng mới và “giữ chân” người dùng hiện tại.
Bạn nên giữ một số lượng khoảng trắng nhất định và đơn giản hóa số lượng hành động trên mỗi màn hình. Hãy đảm bảo giao diện Mobile App thật đẹp mắt và sắc nét trên tất cả các các loại thiết bị, cũng như mọi nền tảng mà bạn đã lựa chọn.
4. Cho rằng trang Web và Mobile App có liên quan với nhau
Mỗi ứng dụng sẽ cung cấp một giá trị khác biệt và duy nhất từ trang web; do đó, việc sử dụng thiết kế trang web và lưu lượng màn hình để thông báo cho thiết kế và lưu lượng ứng dụng sẽ dẫn đến những sai sót lớn. Mobile App nên tận dụng các tính năng của thiết bị như nhắn tin và gọi điện, sử dụng máy ảnh, sử dụng các ứng dụng, lưu trữ thiết bị và dữ liệu, v.v.
5. Kiểm soát thư viện của bên thứ ba
Việc sử dụng thư viện của bên thứ ba là hoạt động rất phổ biến giữa các nhà phát triển ứng dụng trên toàn thế giới. Nhưng đôi khi, thư viện bên thứ ba đã lỗi thời và không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế số lượng thư viện của bên thứ ba để giảm thiểu những rủi ro này.
Mặt khác, nếu thư viện rất lớn nhưng chỉ được sử dụng cho một tính năng, hãy tự đặt vấn đề rằng: liệu tính năng đó có phải là cốt lõi thực sự dành cho ứng dụng của bạn hay không. Nếu không, hãy xem xét về việc loại bỏ thư viện đó. Ngoài ra, cần bổ sung các công cụ giám sát vào Mobile App ngay từ ban đầu, đừng đợi cho đến khi ứng dụng bị hack rồi mới bắt đầu suy nghĩ về vấn đề bảo mật.
6. Nhắm mục tiêu vào mọi đối tượng người dùng
Trên thực tế, không có ứng dụng nào được tạo ra dành cho tất cả mọi người và mọi ứng dụng nên được tạo ra cho một đối tượng người dùng cụ thể. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy ứng dụng của bạn không phù hợp, thì cũng đồng nghĩa với việc họ không phải là đối tượng mục tiêu. Nhưng đừng vội từ bỏ, vì rất có thể ứng dụng của bạn lại trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho một nhóm đối tượng khác mà bạn không bao giờ nghĩ tới.
7. Marketing, quảng bá và xây dựng thương hiệu
Hiện nay, thị trường Mobile App đang cạnh tranh rất gay gắt. Nếu bạn không tiếp thị và quảng bá ứng dụng của mình, bạn không thể phát triển ứng dụng của mình, cũng như thu hút người dùng và sự chú ý của mạng xã hội.
8. Hiệu suất của thiết bị và pin
Mobile App làm cạn kiệt pin của các thiết bị là một trở ngại rất lớn trong việc phát triển cơ sở người dùng của ứng dụng,. Vì vậy, ngay từ ban đầu, bạn hãy ưu tiên về vấn đề hiệu suất của sản phẩm.
Để đảm bảo việc tiến hành kiểm tra chính xác, bạn hãy thử chạy ứng dụng của mình trên các thiết bị cũ và kết nối chậm. Các thiết bị hiện đại sẽ khiến cho mọi ứng dụng vận hành mượt hơn, nhưng liệu sản phẩm của bạn có thể vượt qua bài kiểm tra trên iPhone 6 hay không? Do đó, bằng cách kết hợp với các nhà phát triển trong giai đoạn thiết kế và lên ý tưởng, bạn có thể ngăn chặn nhiều vấn đề về hiệu suất - điểm mấu chốt trong việc xây dựng Mobile App.
Nên nhớ rằng, ứng dụng không bao giờ được phép “đứng yên”! Bạn cần phải duy trì việc tối ưu hóa, thiết kế lại, bổ sung các tính năng khác để đảm bảo việc sở hữu một thị trường sản phẩm bền vững. Nếu bạn có thể khởi chạy ứng dụng của mình mà không mắc phải 8 vấn đề phổ biến này, thì khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Nguồn: Tổng hợp
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments