top of page
Writer's pictureMarketing AppROI

Gamification nâng cấp hiệu quả các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) như thế nào?

Updated: Apr 28

Trên thực tế, hầu hết con người đều yêu thích việc trải nghiệm những thử thách. Và các thể loại game (trò chơi) là một trong những lựa chọn giúp chúng ta thể hiện kỹ năng, thoát khỏi sự đơn điệu của thói quen hàng ngày và giành được chiến thắng. Sự đóng góp của ngành công nghiệp Game hiện lên đến hàng tỷ đô la.


Từ năm 2023 trở đi, game sẽ ngày càng phổ biến đối với mọi người ở mọi độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp. Nhìn chung, con người đều có tinh thần cạnh tranh để thúc đẩy nhiệm vụ giành chiến thắng.


cạnh tranh dành chiến thắng

Thế giới marketing cũng đang chứng kiến ​​sự chuyển đổi đáng kinh ngạc sang gamification. Đặc biệt, các chương trình khách hàng thân thiết đều được người dùng mong đợi mang đến nhiều tính năng hấp dẫn, mang tính tương tác cao và thú vị hơn, chẳng hạn như: thử thách, phần thưởng, điểm, huy hiệu, bảng thành tích và phản hồi…


Vậy tại sao gamification lại là trọng tâm của ngành công nghiệp mới? Làm thế nào và tại sao gamification hoạt động tốt như vậy trong bối cảnh của các chương trình khách hàng thân thiết?


Mục đích của Gamification là gì?

Mục tiêu của Gamification trong bối cảnh marketing hiện nay chính là khuyến khích mọi người tham gia tích cực hơn vào một hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng cách khai thác động lực nội tại của họ để cạnh tranh, đạt được thành tích và được công nhận.


Bằng cách làm cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động trở nên thú vị, thử thách và bổ ích hơn, gamification có thể tăng động lực, sự gắn kết và lòng trung thành.


Một trong những hình thức phổ biến nhất của gamification trong các chương trình khách hàng thân thiết là sử dụng điểm kiếm được để hoàn thành một số hành động nhất định. Ví dụ: mua hàng, chia sẻ trên mạng xã hội hoặc giới thiệu bạn bè. Những điểm này có thể được đổi thành tiền mặt để nhận phần thưởng như giảm giá hoặc trải nghiệm độc quyền.


Tại sao Gamification lại phổ biến như vậy?

Với hơn một nửa chương trình sử dụng cơ chế trò chơi vào chương trình khách hàng thân thiết, các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng của việc cung cấp những cách thức mới và thú vị để kiếm phần thưởng trong các chương trình khách hàng thân thiết của họ.


Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gamification có thể tăng mức độ tương tác lên gần một nửa, tạo ra nhiều lượt thu hút khách hàng. Khách hàng luôn tìm kiếm những cách mới và thú vị để tương tác với các thương hiệu mà họ yêu thích. Và kết quả cũng cho thấy về mặt tài chính; các công ty sử dụng game hóa trong các chương trình khách hàng thân thiết sẽ chứng kiến mức chi tiêu của khách hàng tăng 47%.


Gamification tạo nên kết nối cảm xúc

Gamification không chỉ đáp ứng mong muốn, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm lý. Bộ não con người có nhiều khả năng tương tác và ghi nhớ thông tin hơn khi nó được trình bày một cách hấp dẫn. Thay vì chỉ đơn giản là đóng dấu thẻ kỹ thuật số hoặc giấy, trò chơi mang lại cảm giác hoàn thành khiến người tiêu dùng quan tâm.


gamification

Bằng cách tận dụng hệ thống phần thưởng của bộ não con người, gamification có thể tạo ra một kết nối cảm xúc với thương hiệu. Sau khi khách hàng đã tương tác thành công với cơ chế trò chơi của chương trình khách hàng thân thiết, họ sẽ cảm thấy đạt được thành tích, điều này giải phóng dopamine tạo ra cảm giác dễ chịu. Trải nghiệm tích cực này dẫn đến tăng lòng trung thành và sẵn sàng gắn kết với thương hiệu ở mức độ sâu hơn.


Ngoài ra, trò chơi giúp kiểm soát trải nghiệm của user, không giống như những mẫu quảng cáo pop-up khiến người tiêu dùng khó chịu. Thông qua bản chất “gây nghiện” của game, khách hàng sẽ tự động tìm đến bạn. Sự chủ động này của người tiêu dùng tìm kiếm sự tương tác với thương hiệu thường khó đạt được với marketing truyền thống.


Gamification là tương lai của digital marketing

Trong thời đại mọi thứ đang diễn ra nhanh chóng và sự “bùng nổ” của kỹ thuật số (digital) hiện nay, sự tương tác giữa người dùng với các thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ đổi mới mà họ sử dụng để giao tiếp. Có đến 95% thành viên của chương trình khách hàng thân thiết đồng ý rằng họ muốn tham gia vào chương trình của thương hiệu thông qua các công nghệ mới.


gamification là tương lai của digital marketing

Trong bối cảnh này, Gamification là một lập luận thuyết phục cho tương lai của digital marketing. Hình thức quảng cáo truyền thống đã xuất hiện hàng chục năm nay và khách hàng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, các thương hiệu giờ đây nên sử dụng những cách tinh tế và thú vị hơn để giao tiếp với cơ sở trung thành của họ và thu thập dữ liệu.


Game là một lựa chọn tuyệt vời để thực hiện điều này bởi vì nhìn bề ngoài, chúng chỉ đơn giản là một cuộc thi. Nhưng đối với các marketer, game có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị về hành vi của khách hàng, cuối cùng định hình các quyết định tiếp thị trong tương lai của công ty.


Tại sao nên thêm trò chơi điện tử vào chương trình khách hàng thân thiết?

Bởi vì người dùng có thể kiếm được phần thưởng bổ sung

Đây có thể là câu trả lời rõ ràng và nhận được nhiều sự đồng thuận nhất. Gamification là một phương pháp thú vị để tạo cơ hội cho khách hàng kiếm được phần thưởng từ thương hiệu mà không cần mua hàng hoặc trả tiền cho lượt truy cập. Đây là một công cụ mạnh mẽ: duy trì sự quan tâm của người dùng đối với thương hiệu ngay cả khi họ không mua sắm.


Ngoài ra, chương trình khách hàng thân thiết cũng có thể mang đến những phần thưởng hấp dẫn. Đối với khách hàng, việc hướng tới những phần thưởng này có thể mất một thời gian. Từ đó, đây chính là cơ hội tạo ra yếu tố trung thành của người dùng.


Trên thực tế, một nghiên cứu của LXA đã phát hiện ra rằng, động lực dựa trên trò chơi làm tăng mức độ tương tác của người dùng lên 48%. Họ không chỉ có thể chơi mọi lúc mọi nơi mà còn đang tham gia vào chương trình khách hàng thân thiết của thương hiệu.


Thể hiện cá tính thương hiệu

Một lợi ích độc đáo hơn của gamification chính là khả năng phản ánh tính cách của thương hiệu, vì những công cụ này hoạt động như một phần mở rộng cho mục đích của thương hiệu. Gamification truyền đạt một cách tự nhiên rằng một thương hiệu nào đó luôn hướng đến những nội dung vui tươi, thú vị và bổ ích.


thể hiện cá tính thương hiệu

Theo Forbes, 80% người dùng smartphone có thói quen chơi mobile game trên thiết bị của họ ở mọi lứa tuổi. Thông qua công cụ này, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng nhân khẩu học và thể hiện cá tính thương hiệu thông qua một cách sáng tạo và ấn tượng, thúc đẩy mọi người quay lại nhiều hơn.


Là một kênh để nhận phản hồi của khách hàng

Các công cụ trò chơi hóa có thể được “ngụy trang” thành nhiều định dạng khác nhau để thu thập phản hồi của khách hàng. Chắc chắn việc cung cấp phản hồi không phải là hoạt động ưa thích của hầu hết các thành viên trung thành và là một nỗ lực tẻ nhạt đối với các doanh nghiệp. Nhưng phản hồi là một điều cần thiết thúc đẩy tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, cũng như củng cố những gì có thể còn thiếu trong mô hình kinh doanh.


là kênh nhận phản hồi khách hàng

Ở dạng khảo sát giống như trò chơi, bảng thành tích, mô phỏng…, các thương hiệu có thể đưa ra các khuyến khích để đưa ra phản hồi. Kênh này mang lại sự phấn khích cho một khía cạnh bình thường khác của các chương trình khách hàng thân thiết. Điều này cũng làm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, vì lý do hàng đầu khiến khách hàng chuyển đổi thương hiệu là do họ cảm thấy không được đánh giá cao.


Kích thích đổi mới trong ngành

Công nghệ marketing không ngừng phát triển. Từ trí tuệ nhân tạo, máy học (machine learning) và thực tế ảo, các công ty đang nhìn nhận hoạt động marketing theo một khía cạnh mới. Gamification là một công cụ đang tiếp tục thay đổi khi chúng ta tìm kiếm những phương pháp tinh vi hơn, liền mạch hơn để tương tác với khách hàng. Trên thực tế, có đến 70% trong số 2.000 công ty toàn cầu sử dụng gamification dưới nhiều hình thức khác nhau. Con số này đã chứng minh rằng: gamification được công nhận là động lực đổi mới và thể hiện cho các chương trình khách hàng thân thiết.


Ví dụ về Gamification trong các Chương trình khách hàng thân thiết

Thương hiệu Fabletics

Fabletics - Thương hiệu kinh doanh các mặt hàng thời trang năng động, đã sử dụng các câu đố mang tính chất Gamification khi người dùng truy cập vào trang web của họ, nhắc nhở về các hoạt động thể dục yêu thích, quần áo năng động, chọn cỡ, v.v., để thúc đẩy chiến lược marketing.


Thương hiệu Fabletics

Những câu đố hấp dẫn này được “ngụy trang” như một cách đơn giản để thu thập các lựa chọn của người tiêu dùng (thông minh) nhưng cũng thu hút cá tính của người mua hàng, khiến họ bị thu hút bởi thương hiệu.


Thương hiệu KFC

Chiến dịch khách hàng thân thiết “liếm ngón tay (finger-licking)” của KFC - 'KFC Rewards Arcade” là một trạm trò chơi kỹ thuật số được truy cập bằng ứng dụng KFC đã đánh dấu bước chuyển của họ khỏi các chương trình khách hàng thân thiết dựa trên điểm số.


Thương hiệu KFC

Hội Fan cứng của món gà rán hào hứng tìm đường đến khu trò chơi điện tử 3D được thiết kế sống động, nơi họ có thể chơi trò chơi để giành được các mục menu chọn lọc. Những “giải thưởng” này có thể được quy đổi tại cửa hàng hoặc thông qua tính năng đặt hàng.


Bằng chứng về sự thành công của chiến dịch này là: 70% khách hàng đã giới thiệu KFC Rewards Arcade và số lượt tải ứng dụng đã tăng 53%.

Nguồn: Stampme


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page