Theo thống kê, hơn 2,2 triệu ứng dụng có sẵn trong App Store và 2,8 triệu trong Google Play Store. Và nhiều chuyên gia dự đoán, đến năm 2022, số lượt tải xuống ứng dụng di động sẽ đạt mức 258 tỷ. Đây được xem là thách thức không hề nhỏ dành cho các nhà phát triển App Mobile. Bài toán đặt ra là làm thế nào để thu hút sự chú ý của người dùng giữa “muôn trùng vây” như hiện tại.
1. Mục đích thực hiện App Analytics
Để cải thiện chuyển đổi và đưa ra định hướng phát triển đúng đắn
Sử dụng App Analytics là cách duy nhất để tìm hiểu người dùng của bạn là ai , cách họ tham gia với ứng dụng của bạn và lý do họ rời đi. Ngoài ra, nó có thể giúp bạn tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của các phần trong ứng dụng của mình. Và chỉ khi bạn nhìn ra những yếu điểm cần cải thiện thì sẽ có phương án phát triển đúng đắn và phù hợp hơn cho App Mobile.
Để tạo ra trải nghiệm người dùng đáng chú ý và tăng sự hài lòng của khách hàng
65% người dùng thừa nhận rằng trải nghiệm không tốt trên các mobile app sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức thương hiệu của họ. Chính vì thế, bạn cần theo dõi các số liệu thống kế từ App Analytics để tối ưu hành trình trải nghiệm người dùng.
Cụ thể, bạn sẽ biết được những tính năng nào được sử dụng nhiều nhất và những tính năng nào bị người dùng bỏ qua. Đây là một nguồn thông tin tuyệt vời sẽ thúc đẩy lộ trình phát triển của ứng dụng.
2. Khi phân tích App Mobile cần chú ý đến điều gì?
Nhân khẩu học của người dùng: những thống kê trong phần này sẽ giúp bạn kiểm tra xem cách mình target đã đúng với kế hoạch ban đầu hay chưa?
Sử dụng nền tảng: iOS, Android
Ngày: tuần trước, 30 ngày qua hoặc thậm chí một ngày cụ thể
Đối tượng: bạn có thể chia người dùng của mình thành các phân khúc dựa trên các đặc điểm được chia sẻ
Thuộc tính người dùng: lọc người dùng dựa trên tuổi, giới tính, thiết bị, phiên bản ứng dụng, v.v.
Thời gian truy cập trung bình và lượt xem màn hình: Thời gian truy cập trung bình cho bạn biết người dùng đã sử dụng ứng dụng của bạn trong bao lâu, trong khi số lượt xem màn hình cho bạn biết họ đã tương tác với bao nhiêu màn hình. Cả hai số liệu này là một chỉ số tốt về sự tham gia của người dùng của bạn . Hãy suy nghĩ về cách này: người dùng ở lại ứng dụng của bạn càng lâu và càng nhìn thấy nhiều màn hình, họ càng tham gia nhiều hơn.
Tỷ lệ người dùng quay trở lại sử dụng app: hãy đo tỷ lệ này hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Nếu tăng, chứng tỏ app của bạn mang đến nhiều giá trị cho người dùng. Còn ngược lại, hãy cố gắng cải thiện và đưa ra những phiên bản cập nhật mới phù hợp hơn.
Tỷ lệ người dùng ngừng sử dụng app: theo Localytics, 57% người dùng rời đi trong tháng đầu tiên tải ứng dụng. Con số này tăng lên 71% vào tháng thứ ba kể từ khi sử dụng. Nếu tỷ lệ ứng dụng bạn nhận được quá cao thì dựa vào phản hồi của người dùng để dần hoàn thiện. Hay tỷ lệ rời đi cao sau phiên đầu tiên thì chắc chắn những trải nghiệm đầu tiên của người dùng trên app không tốt hoặc vấn đề kỹ thuật khi đăng nhập.
Tóm lại, có rất nhiều số liệu bạn có thể theo dõi khi thực hiện App Analytics bao gồm: lượt tải xuống ứng dụng, số lượng người dùng thực hoạt động, chuyển đổi, duy trì hoặc tương tác. Tuy nhiên, lựa chọn số liệu nào còn phụ thuộc vào mục tiêu phát triển ứng dụng của bạn. Bạn muốn tăng doanh thu, nâng cao nhận thức về thương hiệu, hay cả hai? Và chỉ sau khi biết chính xác mục tiêu của mình, bạn mới có thể xác định số liệu khi phân tích ứng dụng và chọn công cụ phù hợp để theo dõi chúng.
Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian theo dõi bạn viết. Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới comment nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments