top of page
Writer's picturePhương Uyên Mạc

Mẹo xây dựng digital marketing performance report “chuẩn” để theo dõi hiệu quả chiến dịch

Với tư cách là marketer, bạn rất có thể quan tâm đến hiệu suất của trang web và các nỗ lực digital marketing của mình và sử dụng công cụ như Google Analytics để tạo một số loại báo cáo phân tích hàng tháng. Bạn cũng có thể theo dõi hiệu suất chiến dịch từ các kênh marketing khác nhau như Google Ads, Facebook, LinkedIn hoặc Mailchimp. Nhưng là thế nào để có thể xây dựng digital marketing performance report chuẩn và “đọc vị” insight từ những con số?


Gợi ý một số mẹo tạo digital marketing performance report cho người mới

Thiết lập mục tiêu và KPI

Bạn có đang sử dụng báo cáo digital marketing để minh họa hiệu suất của các hoạt động marketing khác nhau, đưa ra quyết định hoặc định hướng cho hành động tiếp theo không? Hãy đảm bảo rằng báo cáo của bạn bao gồm tất cả dữ liệu cần thiết cho những mục tiêu đó.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng lượt chuyển đổi và tính toán lợi tức đầu tư (ROI), bạn có thể muốn thể hiện những thông tin như:

  • Biểu đồ xu hướng về lượt xem landing page của bạn

  • Số lượng khách hàng tiềm năng (đủ điều kiện)

  • Phiên theo nguồn để biết khách truy cập đến từ nguồn tìm kiếm trả phí, tìm kiếm tự nhiên/lưu lượng truy cập tự nhiên, email marketing, social media hay lưu lượng truy cập trực tiếp (direct traffic)

  • Biểu đồ xu hướng về tỷ lệ chuyển đổi n

  • Biểu đồ xu hướng về tỷ lệ thoát trang trong vài tháng qua


Dựa trên những dữ liệu này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những gì đang hiệu quả trong chiến dịch của mình, những gì không hiệu quả và cần tập trung nỗ lực về vấn đề gì trong tương lai.


Tìm hiểu đối tượng xem báo cáo là ai

Cách bạn trình bày với ban quản lý cấp cao có thể khác với cách bạn trình bày với nhóm của mình. Những người xem báo cáo có phải là người “nhạy số” hay sợ phải xem quá nhiều dữ liệu? Họ muốn nhận thông tin tổng quan hay số liệu thống kê chi tiết? Nhiều đối tượng sẽ xem cùng một báo cáo không?

Tùy thuộc vào câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể muốn thay đổi trải nghiệm người dùng và thiết lập báo cáo của mình theo cách khác. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn một trong các mẫu báo cáo dựa trên các chỉ số hiệu suất chính mà bạn muốn kéo. Đây là một cách tiết kiệm thời gian vì mẫu có sẵn sẽ giúp bạn thực hiện hầu hết công việc và việc bạn cần làm đó là tích hợp các nguồn dữ liệu của mình. 


Bên cạnh đó, cố gắng sử dụng hình ảnh như biểu đồ tròn và biểu đồ xu hướng bất cứ khi nào có liên quan. Một số số liệu marketing chỉ có thể được hiển thị ở định dạng danh sách (ví dụ: 20 URL hàng đầu dẫn lưu lượng truy cập đến trang web của bạn), nhưng miễn là bạn làm cho phần còn lại của dữ liệu trực quan nhất có thể, báo cáo của bạn vẫn có thể dễ hiểu.

Một trong những cách xây dựng báo cáo nhanh đó là nhóm các nội dung tương tự thành các phần và sau đó phân tách các phần bằng tiêu đề. Ví dụ bạn có thể đặt tiêu đề là “Tổng quan về lưu lượng truy cập”, “Số liệu tương tác của người dùng”, “Nguồn lưu lượng truy cập, SEO, PPC và Social Media”.


Chuẩn bị bài thuyết trình báo cáo marketing của bạn

Bây giờ báo cáo hiệu suất online marketing performance của bạn đã được thiết lập và bạn đã hiểu rõ về nội dung của báo cáo và đối tượng muốn thu thập thông tin gì từ báo cáo, đã đến lúc chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình. Sau đây là một số câu hỏi cần cân nhắc:

  • Bạn sẽ trình bày trực tiếp, qua điện thoại, qua email hay cuộc họp trực tuyến?

  • Những người bạn trình bày có xem báo cáo trước không?


Khi trình bày trực tiếp, bạn có lợi thế là có thể nhìn thấy phản ứng của người nghe và điều chỉnh bài thuyết trình của mình cho phù hợp. Bạn có thể tăng tốc các phần khô khan và đào sâu hơn vào các phần mà họ quan tâm. Thật dễ dàng để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đang xem cùng một nội dung và theo dõi những gì bạn trình bày.

Nếu bạn thực hiện cuộc họp trực tuyến, điều quan trọng là khán giả của bạn có thể theo dõi. Bạn sẽ muốn gửi email báo cáo trước và đảm bảo chèn ngắt trang trong suốt để dễ dàng tham khảo trang bạn đang xem và họ có thể thấy bức tranh toàn cảnh. Cho dù trình bày trực tiếp hay qua cuộc họp, hãy đảm bảo chuẩn bị trước danh sách các điểm cần nói. 


Nếu bạn sẽ "trình bày" qua email, tức là chỉ gửi báo cáo mà không giải thích trực tiếp, thì điều này sẽ khó hơn một chút nhưng vẫn có thể thực hiện được. Bạn có thể viết một số điểm lưu ý trong email, ghi chú trong nội dung trình bày và sử dụng tiện ích "bình luận" trong mỗi phần nơi bạn có thể viết nhận xét của mình.


Bạn sẽ xây dựng và trình bày báo cáo với tần suất như thế nào?

Bên cạnh digital marketing performance dashboard đã xây dựng từ trước, bạn sẽ cần tổng hợp lại thành report theo mốc thời gian hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Nếu báo cáo liên tục khi không cần thiết, có lẽ sẽ quá sớm để bạn đưa ra kết luận và mất nhiều thời gian xử lý dữ liệu.


Việc xây dựng báo cáo hàng tháng riêng lẻ cho phép bạn nhìn lại và xem số liệu thống kê cụ thể cho một tháng cụ thể, nhưng bạn cũng nên đưa vào biểu đồ xu hướng để có thể phát hiện xu hướng trong năm mà không cần phải mở 12 báo cáo riêng biệt.

Tần suất bạn chuẩn bị báo cáo khác với tần suất bạn sẽ trình bày. Mặc dù việc liên lạc với khách hàng để xem xét báo cáo là hữu ích, song việc này cũng mất khá nhiều thời gian - thời điểm bạn có thể dành để đánh giá hiệu suất và tối ưu các nỗ lực digital marketing của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng. Bạn muốn nhóm của mình hoặc khách hàng tham gia vào công việc và các quyết định của bạn, nhưng bạn cũng cần thời gian để thực sự thực hiện công việc mà bạn đã cam kết. Với các chiến dịch có ngân sách lớn và các quyết định quan trọng, hãy họp thường xuyên hơn (hàng tháng hoặc hai tuần một lần). Đối với các ngân sách nhỏ hơn hoặc ít các thay đổi, hãy lựa chọn họp theo quý.


Thực hiện các điều chỉnh

Sau khi xây dựng báo cáo và trình bày, bạn có thể sẽ cần đưa ra các giả định: Bạn sẽ phải đoán ban đầu về dữ liệu mà họ muốn xem trong báo cáo hiệu suất digital marketing, cách khách hàng muốn trình bày dữ liệu và tần suất họ muốn xem dữ liệu là bao lâu. Trong quá trình trình bày, hãy ghi chú và thu thập phản hồi về những con số, insight mà họ muốn xem vào buổi tiếp theo. Có thể khách hàng sẽ muốn bạn thêm số liệu thống kê mới hoặc báo cáo một số dữ liệu theo cách khác. Thậm chí họ có thể muốn họp thường xuyên hơn hoặc ít hơn. Vì vậy, luôn cân nhắc những phản hồi và kết hợp chúng khi có thể.

Nói tóm lại, khi bạn trình bày báo cáo marketing với dữ liệu mà đối tượng của bạn muốn và cách họ muốn xem, họ sẽ mong đợi bài thuyết trình của bạn có giá. Từ những con số đó, bạn sẽ có cơ sở về việc nên lập chiến lược dài hạn nào, sử dụng performance marketing technology ra sao để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.


Comments


bottom of page