Bạn đã bao giờ tự hỏi mobile app của mình đáng giá bao nhiêu? Bạn có tự tin vào định giá của app và sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá hay không? Và định giá app sẽ có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp phát triển app? Hãy cùng AppROI lý giải từng câu hỏi vừa được đặt ra nhé!
Mobile app thường được đánh giá như thế nào?
Cả thời gian có mặt trên thị trường và cơ sở người dùng của app đều có chung vai trò hàng đầu trong việc xác định tổng giá trị của ứng dụng. Mặc dù có rất nhiều cách để đánh giá ứng dụng nhưng phần lớn người dùng hiện nay có xu hướng ước tính giá trị của ứng dụng dựa trên doanh thu trung bình hàng tháng nhân với số tháng cụ thể. Ví dụ: nếu một app của bạn tạo ra 500 đô la một tháng chạy thử nghiệm, chủ sở hữu của app có thể mong đợi sau khi xuất bản app sẽ đạt giá trị doanh thu 6 tháng tương đương với 3.000 đô la.
Tuy nhiên, khi app đã được publish trên app store trong vòng 6 tháng và doanh thu trung bình là 500 đô la/tháng, bạn hoàn toàn có thể định giá app với giá trị doanh thu 8-9 tháng hoặc 4.000 đô la vì app còn có cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Với những chủ sở hữu có app vẫn đang trong giai đoạn sơ khai có thể không chọn kiếm tiền từ ứng dụng của họ ngay lập tức và không sử dụng phương pháp trên để định giá. Các ứng dụng này có xu hướng định giá dựa trên giá trị của từng người dùng cũng như định giá dựa trên những app tương tự. Ngoài ra, còn có các thuật toán định giá khác và phức tạp hơn, họ tính đến các biến số như xếp hạng hàng ngày hoặc hàng tuần của ứng dụng, xếp hạng, mức độ tương tác, v.v.
Bạn nên đánh giá app của mình như thế nào?
Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, bạn sẽ có cách đánh giá giá trị của app. Ngoài việc xét đến doanh thu, thời gian in market của app, bạn nên chú ý tới những yếu tố bên ngoài khác. Nhiều yếu tố khác có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của app, nhưng thị trường mục tiêu, tăng trưởng cơ sở người dùng, mức độ tương tác và tỷ lệ churn là quan trọng nhất
1. Tỷ lệ tăng trưởng
Điều quan trọng bạn cần làm ở tất cả các thời điểm là phải phân tích sự phát triển cơ sở người dùng trong quá khứ và dự báo tiềm năng trong tương lai. Tăng trưởng không phải là mục tiêu bất biến đối với các công ty công nghệ, vì vậy bạn phải có chiến lược khi quyết định giữa đầu tư tiền vào tăng trưởng và đầu tư tiền vào phát triển sản phẩm. Theo nhà sáng lập Y Combinator, Paul Graham, có 3 giai đoạn trong quá trình phát triển của một công ty phát triển mobile app:
Khoảng thời gian đầu tiên là lúc app mới được ra mắt và bắt đầu xây dựng thương hiệu trong lòng người dùng. Vì đội ngũ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm và thăm dò người dùng nên tỷ lệ tăng trưởng sẽ không cao. Vì vậy, tăng trưởng không nên là một yếu tố quan trọng trong việc định giá khi bạn đang ở trong giai đoạn này.
Khi công ty đã tìm ra cách tiếp cận người dùng mục tiêu, app sẽ bước sang một giai đoạn phát triển nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng cao. Nếu bạn không thể phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này, có thể có vấn đề về chất lượng app hoặc các quy trình marketing.
Cuối cùng, khi vượt qua 2 giai đoạn trên, tỷ lệ tăng trưởng sẽ chậm lại trên thị trường. Khi quy mô lớn, bạn không nên phá giá vì tốc độ tăng trưởng đang chậm lại mà có thể thấy rằng app đang đi vào ổn định và có số lượng người dùng trung thành riêng.
2. Độ tương tác của người dùng
Mức định giá 20 tỷ đô la của Snapchat được đưa ra dựa trên khảo sát mức độ quan trọng của ứng dụng đối với cuộc sống hàng ngày của người dùng. Thế hệ Millennial sử dụng Snapchat trung bình 18 lần một ngày. Với 68 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, Snapchat nhận được hơn một tỷ lượt sử dụng mỗi ngày. Hầu hết các app ban đầu đều không đạt được doanh thu lớn ngay từ đầu, vì vậy họ phải ước tính doanh thu trong tương lai.
Cách tốt nhất để dự báo doanh số bán hàng trong tương lai là mức độ tương tác hiện tại. Nếu người dùng dành nhiều thời gian với ứng dụng của bạn đồng nghĩa với việc họ thực sự thích ứng dụng của bạn. Ngay cả khi họ không mua hàng trong ứng dụng ở thời điểm hiện tại thì khả năng cao là họ sẽ sẵn sàng chi tiền trong tương lai.
3. Tỷ lệ churn
Người dùng thường sử dụng ứng dụng của bạn trong bao lâu cho đến khi xóa app? Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ tỷ lệ churn của bạn, bởi vì nếu người dùng xóa app sau một vài ngày hoặc vài tuần, app của bạn sẽ không phù hợp với thị trường và bị đánh giá là không đáng để đầu tư. Không có “tỷ lệ churn lý tưởng” bởi vì mọi ứng dụng và ngành đều khác nhau, nhưng bạn phải luôn hướng tới việc giảm thiểu thời gian churn càng nhiều càng tốt. Giữ chân khách hàng hiện tại sẽ tốn ít chi phí hơn là đầu tư để thuyết phục một khách hàng mới. Mặt khác, nếu tỷ lệ giữ chân của bạn cao hơn mức trung bình của các ứng dụng tương tự, bạn có thể mong đợi mức định giá cao hơn. Theo Localytics, bạn nên cố gắng đáp ứng và vượt quá tỷ lệ giữ chân người dùng là 25% sau 90 ngày. Bạn có thể tìm thấy tỷ lệ giữ chân của app trong Google Analytics hoặc iTunes Connect.
Định giá app là một cách để bạn khẳng định giá trị, nỗ lực của team trong từng thời điểm. Bạn có thể dùng những con số này cho việc buôn bán app, cũng có thể tiến hành định giá để xây dựng thương hiệu hoặc cải thiện những điểm thiếu sót mà team đang gặp phải. Vì vậy, đừng ngại khi định giá thương hiệu và hãy sử dụng những metrics đúng và hợp lý để có được kết quả chính xác nhất.
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments