top of page
Writer's pictureUyen Mac

Mobile App Engagement: 7 chiến lược giữ chân người dùng hiệu quả (P1)

Updated: May 4

Người dùng luôn mong đợi điều tốt nhất.

Từ web đến mobile app, khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng từ bỏ nếu ứng dụng không đáp ứng được kỳ vọng của họ. Do đó, việc tạo ra một app hàng đầu là điều bắt buộc với các công ty muốn phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Nhưng bất kể các nhà phát triển và nhà thiết kế dành bao nhiêu giờ để tạo ra một app hoàn hảo, tất cả đều trở thành vô ích nếu app không hoạt động tốt. Chính vì vậy dữ liệu trở nên quan trọng hơn. Theo dõi mức độ tương tác với mobile app có thể giúp bạn đưa ra quyết định thông minh hơn và chuyển đổi người dùng thành khách hàng.

Bài viết sau sẽ chia sẻ thêm về mobile app engagement, tỷ lệ giữ chân người dùng và các chiến lược tốt nhất để triển khai cho doanh nghiệp.


Mobile App Engagement là gì?

Mức độ tương tác với mobile app (Mobile app engagement) là thước đo phản ứng của người dùng đối với ứng dụng nói chung hoặc một số tính năng nhất định của app. Bằng cách thu thập các chỉ số về cách người dùng tương tác với app, bạn có thể đưa ra các quyết định marketing thông minh hơn.

Các chỉ số tương tác bao gồm (nhưng không giới hạn) thời gian trên app, các hành động đã thực hiện và số lượt gỡ cài đặt hàng ngày (còn được gọi là churn rate).


Mobile app retention là gì?

Tỷ lệ giữ chân mobile app (Mobile app retention) chỉ đơn giản là giữ người dùng app như một khách hàng. Mobile app retention đề cập đến số lượng người dùng tải xuống và tiếp tục sử dụng app trong thời gian dài.

Mặc dù mọi lượt tải xuống app đều là một khởi đầu tốt, nhưng khi tỷ lệ giữ chân người dùng cao nghĩa là bạn đang làm đúng. Xét cho cùng, đó là con đường duy nhất để đạt được sự phát triển thực sự.

mobile app

App Engagement và App Retention là những chỉ số quan trọng cần được theo dõi (Nguồn: Clevertap)

Khi đã hiểu sự khác biệt giữa mobile app engagement và retention, bạn nên xem tỷ lệ giữ chân của mình là bao nhiêu trước khi bắt đầu các chiến lược tương tác mới.


Mobile App Engagement giúp tăng App Retention

Nếu bạn muốn giữ cho khách hàng của mình tương tác và quan tâm, bạn phải cung cấp cho họ những gì họ muốn. Nhưng nếu bạn không có dữ liệu, làm sao bạn biết phải cung cấp cho họ những gì? Các chỉ số mobile app engagement cung cấp cho các marketer dữ liệu họ cần để đưa ra các quyết định chiến lược mà khách hàng của họ phản hồi.

Ngoài ra, dữ liệu engagement giúp các marketer hiểu đối tượng của họ ở mức độ sâu hơn, tạo mối liên kết bền chặt hơn và thúc đẩy các chiến lược có ROI cao (đồng thời giảm những chiến lược không mang lại chuyển đổi).

Bằng cách sử dụng dữ liệu này để cải thiện app, bạn có thể mang đến cho khán giả trải nghiệm tốt hơn và tăng tỷ lệ giữ chân, từ đó biến họ thành khách hàng trung thành.


Các chỉ số Mobile App Engagement quan trọng

Nên nhớ, dữ liệu không dành cho tất cả mọi người.

Việc thu thập và phân tích sau đó biến dữ liệu thành insight có thể khó khăn, đặc biệt là đối với các marketer thiên về khả năng sáng tạo hơn là phân tích.

Để giúp đơn giản hóa quy trình, Clevertap đã chia nhỏ các chỉ số mobile app quan trọng nhất mà team marketing cần biết bên dưới.

mobile app

Các chỉ số Mobile App Engagement quan trọng (Nguồn: Clevertap)


Daily Uninstalls - Số lượt gỡ cài đặt hàng ngày

Hãy dành thời gian để xem xét số lượng app bạn đã tải xuống và xóa sau đó trong năm qua.

Điều gì đã xảy ra với các app đó? Vì sao app không đáp ứng được mong đợi của bạn? Vì nền tảng xấu hay các thông báo gây khó chịu? Nhìn chung, có nhiều lý do khiến người dùng gỡ cài đặt ứng dụng.

Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng, ước tính có 56% người dùng gỡ cài đặt app trong vòng 7 ngày kể từ ngày cài đặt.

Clevertap đã khảo sát 2.000 người dùng mobile app vào năm 2021, hỏi lý do chính mà họ gỡ cài đặt mobile app và tìm thấy 3 lý do hàng đầu là:

  1. Họ không còn sử dụng app

  2. Không gian lưu trữ hạn chế

  3. Quá nhiều quảng cáo

Đó là lý do tại sao việc theo dõi số lần gỡ cài đặt thường xuyên rất quan trọng. Biết số liệu này có thể giúp bạn hiểu mình đang làm sai ở đâu trong quá trình giới thiệu, thu được dữ liệu có giá trị và từ đó, có nhiều người dùng hơn theo thời gian.


Khởi chạy ứng dụng (app launch) và phân nhóm Cohort

Nếu đọc tiêu đề và cảm thấy hoang mang, đừng lo lắng. Phân nhóm Cohort không phức tạp như bạn tưởng.

App launch hay app launch retention cohort là một cụm từ đề cập đến những người dùng cài đặt app của bạn, tương tác với ứng dụng và sau đó tiếp tục quay lại.

Bằng cách tách người dùng thành các nhóm cohort, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn lý do tại sao người dùng ở lại với app và hành vi của họ thay đổi như thế nào theo thời gian.

Có nhiều cách khác nhau để phân nhóm người dùng có giá trị đối với nỗ lực giữ chân người dùng. Một số tùy chọn này bao gồm:

  • Daily acquisition

  • Các loại hành vi

  • Người dùng quay lại

App Stickiness

Hiểu được app stickiness, trong mối tương quan với tỷ lệ giữ chân, là một cách tốt để xác định xem bạn đang làm đúng và lý do tại sao người dùng yêu thích app.

Bạn có thể xem xét người dùng hoạt động hàng ngày (Daily Active User - DAU) so với người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active User - MAU) để hiểu rõ hơn về cách app hoạt động theo thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những con số này có thể thay đổi hàng ngày, vì vậy chúng không phải là chỉ số duy nhất mà bạn xem xét khi xác định tình trạng app.

Cho dù bạn coi "người dùng đang hoạt động" là người tương tác với app hay cung cấp cho bạn thông tin về họ, việc biết các chỉ số này cho phép bạn xác định tình trạng tổng thể của app.

Bằng cách chia MAU cho DAU, bạn có thể tính toán mức độ “hấp dẫn” của app hoặc tần suất người dùng quay lại. So sánh số liệu này theo thời gian sẽ giúp bạn thấy mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing và các nỗ lực khác.


Các chỉ số bổ sung cần xem xét

Ngoài tỷ lệ gỡ cài đặt, retention cohort và active user, có một số chỉ số mobile app engagement khác mà bạn nên theo dõi.

Thay đổi ròng hàng ngày (Daily Net Change). Để xác định cơ sở người dùng của bạn đã thay đổi như thế nào mỗi ngày, hãy thử công thức sau:

Số lượng người dùng mới + số lượng người dùng được kích hoạt lại = X

X - số lượng người dùng bị gián đoạn = thay đổi ròng hàng ngày.

Thời lượng phiên (Session Length). Việc biết người dùng trung bình dành bao lâu cho app có thể giúp bạn xác định mức độ thành công của ứng dụng.

Nếu bạn thấy người dùng của mình đang tương tác với một phần nhất định của app trong một khoảng thời gian dài hơn những phần khác, hãy cân nhắc làm cho phần đó dễ truy cập hơn hoặc gửi push notification (thông báo đẩy) để thu hút nhiều tương tác hơn.

Khoảng thời gian phiên (Session Interval). Theo dõi lượng thời gian trôi qua giữa phiên đầu tiên và phiên thứ hai của người dùng trên app là một cách tuyệt vời để biết liệu quá trình giới thiệu của bạn có hiệu quả hay không.

Tỷ lệ giữ chân người dùng (Retention Rate). Bằng cách xem có bao nhiêu người dùng vẫn tương tác với app sau ngày thứ nhất, ngày thứ bảy và ngày thứ ba mươi, bạn có thể xác định tỷ lệ giữ chân của mình và thực hiện các thay đổi làm tăng con số đó theo thời gian.

Nguồn: CleverTap

Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Opmerkingen


bottom of page