Chúng ta sử dụng digital marketing như một thuật ngữ phổ biến. Trên thực tế, có nhiều loại Digital Marketing. Các channel và khả năng của mỗi loại đều đang phát triển mỗi ngày. Với Performance Marketing, advertisers chỉ trả tiền khi các hành động cụ thể xảy ra. Ví dụ, khi một viewer nhấp chuột vào trang hoặc thực hiện một giao dịch,...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào Performance marketing: cách nó hoạt động, tại sao bạn nên sử dụng nó, và những kênh nào hiệu quả nhất nhưng phù hợp với ngân sách của bạn.
Performance marketing là gì?
Performance marketing là một chiến lược Digital Marketing được thúc đẩy bởi kết quả. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công ty đang tìm cách tiếp cận Target Audience ở quy mô lớn, bởi vì bạn chỉ trả phí dựa trên cách users tương tác với nội dung của bạn như: click, sale hoặc lead. Nói cách khác, đó là Digital Marketing dựa trên hiệu suất.
Performance Marketing hoạt động khi advertisers kết nối với agencies hoặc publishers để thiết kế và set ads cho công ty trên bất kỳ kênh nào - social media, search engines, videos, embedded web content, và nhiều hơn nữa. Thay vì trả tiền cho một quảng cáo theo cách truyền thống, advertisers trả tiền dựa trên hiệu suất của Ad, bằng cách đo lường clicks, impressions, shares, or sales.
Cách Performance marketing hoạt động
Advertisers đặt quảng cáo trên một kênh nhất định (Facebook, Google, Tiktok, Apple Search Ads,...) và sau đó trả tiền dựa trên cách quảng cáo đó hoạt động. Có một vài cách khác nhau để trả tiền khi nói đến Performance Marketing:
1. Cost Per Click (CPC)
Số tiền phải trả cho mỗi lượt nhấp chuột mà user thực hiện. Đây là một cách tốt để tăng traffic website của bạn.
2. Cost Per Impression (CPM)
Trong Digital Marketing, CPM được định nghĩa là chi phí cho mỗi lần hiển thị quảng cáo liên quan tới lưu lượng website. CPM được dùng để đo lường tính hiệu quả và chi phí của chiến dịch Digital Marketing, có thể áp dụng cho các email quảng cáo hợp lệ, website banner, email spam, text link.
Cost per impression còn được hiểu là cost per 1.000 impression. Thực chất, CPM đề cập đến tỷ lệ mà doanh nghiệp của bạn đồng ý trả cho 1.000 lượt xem của một quảng cáo cụ thể. Mỗi website sử dụng quảng cáo trên CPM không cần người dùng trực tiếp nhấp vào link, mỗi lần người dùng thấy quảng cáo được tính là một lần hiển thị.
Do vậy, sử dụng quảng cáo CPM là đồng ý trả một mức giá nhất định cho mỗi 1.000 lần hiển thị mà quảng cáo nhận được. Giá cho mỗi lần hiển thị được hiểu là giá cho mỗi nghìn lần hiển thị, gọi tắt là CPM (cost per 1.000 impression).
3. Cost Per Sales (CPS)
Được định nghĩa là chi phí tính trên một lượt mua hàng. Nói 1 cách dễ hiểu hơn, khi thiết lập chiến dịch CPS, nhà bán hàng chỉ phải thanh toán sau khi sự quan tâm của khách hàng được chuyển đổi thành 1 đơn hàng. Quá trình được khách hàng thực hiện từ click vào quảng cáo, điền form thông tin, nhận hàng và thanh toán. Chuỗi hành vi này kết thúc khi nhà bán hàng đã nhận được tiền COD hoặc chuyển khoản. Hiện nay, CPS được coi là hình thức tối ưu nhất đối với một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, nó cũng chứa những ưu nhược điểm nhất định, hãy cùng tìm hiểu nhé:
Ưu điểm: Nhiều nhà bán hàng đánh giá đây là hình thức thanh toán mang tới lợi nhuận cao và có độ rủi ro thấp khi chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo khi phát sinh 1 đơn hàng thành công.
Nhược điểm: CPS cần một hệ thống đo lường chính xác, nếu không đáp ứng được nhu cầu này, nhà bán hàng sẽ không tránh khỏi những sai sót trong việc tính toán và trả phí cho các nhà quảng cáo.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân sách dành cho marketing thường bị “eo hẹp”. Vì vậy, sử dụng hình thức CPS sẽ phù hợp với nhà bán hàng có 1 khoản chi phí quảng cáo bị hạn chế nhưng mong muốn đo lường và tận dụng số tiền đó để mang lại hiệu quả tức thì.
Sử dụng CPS, nhà bán hàng hoàn toàn có thể đo lường doanh thu mang về khi đối chiếu với mức kinh phí đã bỏ ra. Từ đây, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về toàn bộ chiến dịch marketing để đưa ra những điều chỉnh tức thời, hiệu quả hơn.
4. Cost Per Leads (CPL)
CPL (Cost per lead) được dịch là chi phí trên mỗi một khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có được. Đây cũng phương pháp quảng cáo/ Marketing tính chi phí theo số lead thu về. Lead ở đây có thể là lead đơn thuần, những người quan tâm đến sản phẩm và điền thông tin (tên, số điện thoại, email…) vào form, hoặc cao hơn là warm lead, qualified lead, những lead có sự quan tâm và họ có nhu cầu chắc chắn sẽ mua sản phẩm, dịch vụ.
Với CPL bạn trả tiền khi ai đó đăng ký để nhận thông tin gì đó, chẳng hạn như một email newsletter hoặc một webinar. CPL tạo ra leads, vì vậy bạn có thể theo dõi khách hàng và tăng doanh số bán hàng. CPL (Cost per lead) = Tổng chi phí dành cho chiến dịch / cho tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.
Ví dụ : Nếu bạn sử dụng 1000$ trong 1 chiến dịch quảng cáo (Cost) trong thời gian 1 tháng và bạn đạt được tổng cộng 20 chuyển đổi (Leads). Trong cùng thời gian đó, CPL = Cost/Leads = 1000/20 = 50$
5. Cost Per Acquisition (CPA)
Đây là một chỉ số tiếp thị đo lường chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hành động chuyển đổi của khách hàng. Cụ thể một số hành động chuyển đổi mà khách hàng có thể thực hiện thông qua chiến dịch quảng cáo:
Đăng ký nhận tư vấn
Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng
Đăng ký nhận tài liệu
Để lại email để cập nhật các thông tin mới
Đăng ký trải nghiệm thử sản phẩm
CPA = Chi phí trả cho quảng cáo / (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR x CR)
Trong đó:
CTR – Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate) = Số lượt nhấp / Số lượt hiển thị
CR – Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) = Tổng số lượng chuyển đổi / Số lượt tương tác với quảng cáo
Ví dụ: Một chiến dịch quảng cáo có lượt xem là 10.000 lần, nhận được 500 lần nhấp và có tổng cộng 150 chuyển đổi. Tổng chi phí phải trả cho quảng cáo là 300 đô la, thì CPA có thể được tính như sau:
CTR = (500/10000) x 100 = 5% = 0.05
100 chuyển đổi
Vậy: CR = (150/500) x 100 = 30% = 0.30
Tổng chi phí cho nhà quảng cáo = $ 300
Như vậy: CPA = 300 / (10000 x 0,05 x 0,30) = $ 2
Tổng kết
Performance Marketing giờ đây đã trở thành công cụ vô cùng quan trọng trong ngành tiếp thị hiện đại. Từ việc tăng cường hiệu suất và tối ưu hóa chi phí đến việc đo lường kết quả chi tiết và khuyến khích sự sáng tạo, phương pháp này đã chứng minh sự hiệu quả của mình. Sự phát triển không ngừng của công nghệ và khả năng phân tích dữ liệu, Performance Marketing hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị thành công trong tương lai.
Comments