top of page
Writer's picturePhương Uyên Mạc

Performance marketing là gì? Đâu là hình thức performance phù hợp dành cho doanh nghiệp?

Performance marketing được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhờ vào mức độ hiệu quả và khả năng đo lường, tìm ra insight chính xác chính xác hơn. Nhưng liệu bạn đã hiểu performance marketing là gì, các hình thức phổ biến và cách tận dụng performance như thế nào để đạt mục tiêu kinh doanh? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.


Performance marketing là gì?

Performance marketing (hay Marketing dựa trên hiệu suất) là hình thức doanh nghiệp cần trả phí để thu về các kết quả cụ thể, chẳng hạn như số lượng click, lượt hiển thị, hay doanh thu bán hàng. Không giống như các phương pháp quảng cáo truyền thống, chi phí performance marketing được tính dựa trên hiệu quả thực tế của chiến dịch.

Điều đặc biệt mà performance marketing mang lại đó là khả năng theo dõi và đo lường hiệu quả của từng hoạt động. Thông qua một số hoạt động như phân tích dữ liệu, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để điều chỉnh chiến lược, tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả marketing tốt hơn.


Ưu điểm và hạn chế của performance marketing

Ưu điểm

  • Đo lường rõ ràng: Một trong những ưu điểm lớn nhất mà performance marketing đem lại đó là khả năng đo lường chi tiết hiệu suất của từng chiến dịch. Doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được số lượt nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu trực tiếp từ mỗi chiến dịch là bao nhiêu.

  • Tối ưu chi phí: Thay vì trả tiền trước cho toàn bộ chiến dịch, doanh nghiệp chỉ cần chi trả dựa trên kết quả đạt được. Cách thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, tối ưu hóa nguồn ngân sách và giảm rủi ro.

  • Điều chỉnh linh hoạt: Dữ liệu từ các chiến dịch performance có thể phân tích theo thời gian thực, cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược marketing kịp thời để cải thiện kết quả tổng thể.


Hạn chế

  • Cần sự am hiểu về công nghệ: Performance marketing yêu cầu doanh nghiệp phải có kiến thức về các công cụ đo lường và khả năng phân tích dữ liệu. Đối với những doanh nghiệp thiếu đội ngũ chuyên môn, việc triển khai có thể là một thách thức lớn.

  • Cạnh tranh cao: Do tính hiệu quả và minh bạch của performance marketing, rất nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn áp dụng chiến lược này để xuất hiện trên thị trường, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt trên các nền tảng quảng cáo.

  • Phụ thuộc vào nền tảng: Một số hình thức performance marketing như Google Ads, Facebook Ads phụ thuộc nhiều vào các nền tảng quảng cáo. Đôi khi một số thay đổi thuật toán chưa được cập nhật kịp thời có thể gây ra sức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến dịch.

Cách thức hoạt động của performance marketing hiện nay

Performance marketing hoạt động dựa trên các mô hình tính phí dựa trên hiệu suất, chẳng hạn như:

  • Cost Per Click (CPC): Doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo.

  • Cost Per Impression (CPM): Chi phí tính trên mỗi 1.000 lần quảng cáo được hiển thị.

  • Cost Per Acquisition (CPA): Doanh nghiệp chỉ trả phí khi có khách hàng thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.

  • Cost Per Lead (CPL): Chi phí tính dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra từ chiến dịch quảng cáo.

Nhờ vào khả năng đo lường và theo dõi hiệu quả chiến dịch, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh mức chi tiêu và phân bổ ngân sách hợp lý cho từng kênh marketing tùy vào điều kiện tài chính hiện có, nguồn lực và chiến lược ngắn hạn, dài hạn.


4 hình thức performance phổ biến dành cho doanh nghiệp

Affiliate Marketing

Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) là hình thức doanh nghiệp hợp tác với các đối tác (publishers) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí khi publishers giúp tạo ra doanh thu, chuyển đổi khách hàng hoặc theo một mục tiêu cụ thể do 2 bên cùng nhau thống nhất. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiếp cận được một nhóm khách hàng mới mà không phải lo lắng về chi phí quảng cáo ban đầu.


Email Marketing

Email marketing là một trong những phương pháp direct marketing phổ biến và hiệu quả. Các chiến dịch email marketing không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn giúp cải thiện doanh số và tăng tương tác với khách hàng hiện tại. Để đo lường hiệu quả của email, bạn sẽ cần sử dụng digital marketing performance report và tìm ra insight để tối ưu hóa dựa trên tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi. 


SEM (Search Engine Marketing)

SEM (Search Engine Marketing) là hình thức quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm như Google. Các quảng cáo được hiển thị khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan và doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo. SEM được đánh giá là một trong những cách hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng có nhu cầu cao và sẵn sàng mua hàng.


Social Media Marketing

Social media marketing là chiến lược sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn để marketing sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn và thúc đẩy người dùng thực hiện hành động cụ thể. Để đo lường performance marketing social media, bạn sẽ cần chú ý một số chỉ số như lượt nhấp chuột, lượt tương tác hoặc doanh thu.


Sponsored Content

Sponsored content là hình thức quảng cáo trong đó doanh nghiệp trả tiền để nội dung của họ được đăng tải trên các trang web hoặc nền tảng truyền thông khác. Nội dung này thường có dạng bài viết, video, bài blog, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo sự uy tín đối với khách hàng tiềm năng.


3 tips giúp doanh nghiệp tận dụng performance hiệu quả

Xác định mức ngân sách cho kênh trả phí

Việc xác định ngân sách hợp lý cho mỗi kênh marketing trả phí là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao mà không lãng phí nguồn lực. Doanh nghiệp nên dựa vào kết quả đo lường từ các chiến dịch trước đó để ước tính ngân sách hợp lý và tránh chi tiêu quá mức.


Trả hoa hồng và thưởng thêm cho các đối tác

Đối với các hình thức như affiliate marketing, doanh nghiệp có thể xem xét việc tăng thêm mức hoa hồng hoặc phần thưởng cho các đối tác khi họ giúp doanh nghiệp đạt được các cột mốc mục tiêu quan trọng. Hành động này không chỉ tạo động lực cho các đối tác mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới marketing hiệu quả hơn.


Tăng doanh số từ Performance Influencer

Hợp tác với performance influencer (người có tầm ảnh hưởng trong ngành) là một cách hiệu quả để tăng cường nhận diện thương hiệu và nâng cao doanh số. Influencers thường có lượng theo dõi lớn và nhận được sự tin tưởng từ phía khán giả. Bằng cách sử dụng performance influencer marketing, doanh nghiệp chỉ phải trả phí dựa trên hiệu quả mà influencer mang lại, chẳng hạn như số lượt nhấp chuột hoặc doanh thu từ các chiến dịch quảng cáo.


Nói tóm lại, performance marketing là một trong nhiều hình thức giúp mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa chi phí và đo lường hiệu quả marketing. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn affiliate marketing, SEM, social media marketing hoặc sponsored content. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và áp dụng một số tips quan trọng, lên kế hoạch đo lường kpi performance marketing để từ đó có thể xác định mức ngân sách hợp lý và lập kế hoạch hợp tác với các đối tác uy tín.


Comments


bottom of page