top of page
Writer's pictureMarketing AppROI

Sự Khác Nhau Giữa Gamification Và Game Based Marketing Là Gì?

Updated: Apr 28

Các thuật ngữ Gamification và Game based Marketing thường được sử dụng thay thế cho nhau nhằm đề cập đến một chiến dịch marketing được thiết kế để khách hàng chơi trò chơi có cơ hội giành được phần thưởng theo mô tả nào đó, đồng thời tương tác với tài sản thương hiệu trong một tương tác tự nhiên.


Mô tả này khá rộng, bao gồm các yếu tố của cả gamification và Game based Marketing, trong khi thực tế chúng không giống nhau. Trong bài viết này, bạn sẽ được chia sẻ sự khác biệt giữa Gamification và Game based Marketing.


Gamification và Video Game Marketing

Khi nói đến Gamification, bạn sẽ tự hỏi sự khác biệt là gì và gamification có thể được sử dụng như thế nào một cách hiệu quả. Nơi mà mọi thứ đôi khi có thể hơi khó hiểu là sự khác biệt giữa Gamification Marketing và Video Game Marketing (hoặc Advergaming - Quảng cáo trò chơi điện tử).


Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt giữa hai loại này, cũng như cách tốt nhất để sử dụng cả Gamification và Video Game Marketing.


gamification

Hãy bắt đầu với Gamification

Chúng ta có thể nói về gamification hàng giờ, nhưng để giữ cho mọi thứ đơn giản và thú vị, Gamification xem xét cách bổ sung cơ chế trò chơi và ý tưởng nghiên cứu vào các khuôn khổ không phải gamification trong thế giới thực, chẳng hạn như nhận huy hiệu hoặc phần thưởng khi chi tiêu nhiều hơn tại cửa hàng trực tuyến, có thể kích hoạt động lực bên trong khách hàng.


Các khuôn khổ này có thể thay đổi từ thương mại điện tử (ecommerce) đến các chiến lược marketing, cho đến các chương trình giới thiệu (referral) nhằm mục đích thưởng cho khả năng kết nối của bạn với sản phẩm của một thương hiệu.


Trò chơi hóa các hoạt động marketing giống như việc thiết kế các chiến dịch marketing của bạn để có một số tính năng giống như khi chơi trò chơi: điểm, huy hiệu, thử thách, bảng thành tích.


Gamification trong marketing được thiết kế xung quanh các mục tiêu cụ thể mà marketers muốn đạt được thông qua nỗ lực của họ - thông thường sẽ là những yếu tố như nâng cao nhận thức hoặc tăng mức độ tương tác với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.


gamification

Vì sao nên sử dụng Gamification?

Gamification có thể được so sánh với các kỹ thuật marketing như chương trình khách hàng thân thiết (loyalty programs) hoặc marketing lan truyền (viral marketing) - thêm các yếu tố trò chơi và cơ chế trò chơi với hy vọng thúc đẩy mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ tâm lý. Điều này được gọi là động lực nội tại.


Trường hợp gamification phát huy tác dụng là ở mức độ tương tác của khách hàng và lòng trung thành. Khách hàng càng tương tác tích cực với thương hiệu hoặc chủ đề của bạn, càng có nhiều khả năng họ sẽ mua hàng thường xuyên, cũng như giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho bạn bè của họ.


Khi họ giới thiệu bạn bè của mình thông qua email hoặc social media, Gamification lại đem đến một chương trình giới thiệu hấp dẫn - thưởng cho cả khách hàng hiện tại của bạn bằng tiền hoặc giảm giá, đồng thời mang đến cho khách hàng mới sự chào đón nồng nhiệt với chiết khấu hấp dẫn cho người dùng tích cực tăng nhận thức về thương hiệu.


Ví dụ về Gamification

Nghe và hiểu về Gamification là điều tốt, nhưng nắm được cách thức hoạt động lại là một điều tuyệt vời. Để hiểu về các yếu tố gamification được sử dụng để thu hút và thúc đẩy người dùng như thế nào, hãy xem ví dụ về Waze.


Waze là một công ty sử dụng công nghệ và kết hợp các yếu tố thiết kế trò chơi để tăng mức độ tương tác của người dùng. Trong quá trình này, cách mạng hóa cách sử dụng công nghệ là yếu tố quan trọng.


Ứng dụng sử dụng các yếu tố trò chơi theo cách liền mạch, bổ ích và bổ sung cho chức năng cốt lõi của nó. Người dùng càng gán cho ứng dụng nhiều đường đi hoặc các tuyến đường tốt hơn, tắc đường và tai nạn, thì họ càng được thưởng nhiều điểm kinh nghiệm. Khi người dùng tiếp tục tăng điểm, hình đại diện người dùng của họ sẽ tăng Cấp độ Waze, xuất hiện tại thanh tiến trình rất riêng của Waze, yêu cầu người dùng nâng cấp từ Baby Wazer lên Waze Royalty.


baby waze gamification

Video game marketing là gì?

Video game marketing hay “Quảng cáo trò chơi” - Advergaming, giống như Gamification xoay quanh việc tăng mức độ tương tác của người dùng, điểm và phần thưởng cho khách hàng. Sự khác biệt là ứng dụng nằm trong giới hạn của một trò chơi thực tế, còn được gọi là trò chơi có thương hiệu.


Được phát triển với mục đích duy nhất là marketing thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua phần mềm tương tác. Việc sử dụng trò chơi quảng cáo là một cách hiệu quả để tăng sự tham gia của người dùng với nội dung hiện có từ chiến dịch marketing, bằng cách tích hợp tài liệu có thương hiệu trong nội dung của trò chơi.


Cũng có sự khác biệt về cách thức và thời điểm chiến dịch video game marketing được sử dụng trong vòng đời của khách hàng. Khi gamification mở rộng quy mô theo khách hàng khi họ phát triển cùng với thương hiệu của bạn, video game marketing thường ở giai đoạn đầu hoặc giữa vòng đời của khách hàng, nhằm mục đích tạm thời thu hút sự chú ý của họ trong chiến dịch trò chơi có thương hiệu dựa trên kỹ năng và tạo cơ hội nhận phần thưởng.


Các kết quả mong muốn có thể đo lường được của hoạt động video game marketing cũng khác nhau, với các trò chơi quảng cáo thường tập trung nhiều hơn vào việc tạo khách hàng tiềm năng, liên kết thương hiệu tích cực và quảng bá sản phẩm.


Ví dụ về video game marketing

Các thương hiệu đã sử dụng Game based Marketing trong nhiều thập kỷ nay, trong khi hầu hết các ví dụ ngày nay đều ở dạng mobile game, ví dụ sớm nhất bắt nguồn từ bản phát hành arcade năm 1983 có tên là Tapper. Trò chơi arcade nhắm mục tiêu vào các quán bar để quảng cáo một loại bia mới của Anheuser-Busch và nổi tiếng đến mức trò chơi được phát hành công khai không có thương hiệu.


budweiser gamification

Mặc dù người dùng rất vui khi thực hành các kỹ năng chơi Tapper và tham gia cạnh tranh thân thiện, nhưng hệ thống Game based Marketing đang cho người dùng thấy tài liệu liên quan trực tiếp đến chương trình khuyến mãi bia mới của Anheuser-Busch.


Mức độ tiếp xúc tương tác với thị trường không có rào cản gia nhập là loại marketing mà các nhóm bán hàng chỉ có thể mơ ước.


Kết luận

Nói tóm lại, Gamification hay Game based Marketing đều không phải là những khái niệm mới nhưng định nghĩa của chúng thường không rõ ràng. Trong Gamification, thiết kế gamification sẽ theo nguyên tắc trò chơi, được phủ lên trong bối cảnh không phải trò chơi. Hệ thống gamification không phải là trò chơi theo nghĩa cung cấp các thử thách và phần thưởng hấp dẫn để tạo ra trải nghiệm thú vị.


Mặt khác, trong Game based Marketing, bạn đang xem xét việc phát triển một trò chơi mới từ đầu có tài liệu marketing được quảng bá trong suốt quá trình chơi trò chơi. Mục tiêu của Game based Marketing là tích hợp các phương pháp marketing truyền thống vào tư duy dựa trên trò chơi. Mục tiêu là trò chơi được marketing và bán cho khách hàng tương tự như cách bán bất kỳ loại sản phẩm hoặc hệ thống nào khác.

Nguồn: Gamify


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page