top of page
Writer's pictureTran Le

Top 5 app Fintech vận dụng Gamification ấn tượng nhất

Updated: Apr 26

Fintech là một trong những lĩnh vực “nóng” nhất hiện nay, với ngân hàng số là ví dụ tiêu biểu. Tính đến năm 2022, lượt người dùng đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 36%, nhưng số lần giao dịch trực tuyến sẽ tăng đến 121%.


Không chỉ riêng mảng thanh toán, fintech cho phép các ngân hàng nâng cao cải thiện trải nghiệm người dùng và bứt phá trong các dịch vụ tài chính. Thế nhưng, những thành quả lý tưởng này chỉ thật sự xuất hiện nếu ngân hàng triển khai phương pháp phù hợp. Trên thực tế, có đến 75% các công ty khởi nghiệp Fintech đã thất bại trong năm đầu tiên. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem xét một số ví dụ về Gamification đến từ những ứng dụng Fintech thành công trong việc gia tăng động lực và mức độ tương tác của khách hàng.


Tại sao các ứng dụng Fintech lại sử dụng Gamification và ngân hàng nào đang trở thành “quán quân” trên chặng đường này?


Việc bổ sung Gamification vào ứng dụng sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và mức độ tương tác. Nhờ vậy, ứng dụng cũng trở nên nổi bật hơn, và đây là nhiệm vụ mà rất nhiều công ty đang hướng đến.


Hiện tại, Fintech đang phát triển vô cùng nhanh chóng và các nhà đầu tư đang chớp lấy cơ hội để tham gia vào cuộc đua này. Chỉ cần nhìn vào tốc độ mà các kỳ lân công nghệ (những công ty có giá trị hơn 1 tỷ đô la) đang tạo ra, chúng ta có thể thấy rằng, gần 40% tổng số kỳ lân Fintech ra mắt trong 8 tháng đầu năm 2021. Con số này bao gồm cả những công ty có trụ sở trên toàn cầu, từ Mỹ, Pháp, đến Singapore.

Gamification

Sự phát triển rầm rộ trong lĩnh vực Fintech chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ sự gia tăng về số lượng smartphone, cho đến sự thâm nhập của các nền tảng kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì vậy, đối với các công ty hiện nay, việc tạo nên sự khác biệt giữa ứng dụng của mình với những ứng dụng khác là điều vô cùng quan trọng.


Cụ thể, Gamification là việc sử dụng các yếu tố trò chơi trong bối cảnh “non-game”. Gamification thường được sử dụng nhằm giúp cho trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn. Khi được thực hiện hiệu quả, Gamification sẽ thúc đẩy thay đổi hành vi và động lực của khách hàng.


Một số ví dụ về Gamification phổ biến nhất bao gồm: hệ thống phần thưởng huy hiệu hoặc các tính năng như progress bar (thanh tiến trình). Ngày nay, xu hướng gamification trở nên rất phổ biến. Theo thống kê của Markets and Markets, quy mô của thị trường gamification dự kiến ​​sẽ tăng từ 9 tỷ đô la từ năm 2020 lên hơn 30 tỷ đô la vào năm 2025!


Có rất nhiều ví dụ về Fintech Gamification thú vị đã được sử dụng để thúc đẩy động lực của khách hàng. Đặc biệt là 5 ứng dụng sau đây:

  • Cake - Một startup của Bỉ, được thành lập từ năm 2020 và có tính năng chia sẻ lợi nhuận của mình với người dùng.

  • Ikano bank - Ngân hàng có trụ sở chính tại Thụy Điển, tập trung vào đối tượng người dùng gửi tiết kiệm những khoản tiền nhỏ.

  • Monobank - Ứng dụng ngân hàng được thiết kế với “linh vật” chủ đạo là Mèo được 10%dân số Ukraine sử dụng

  • Revolut - Công ty fintech giá trị nhất của Vương quốc Anh với hơn 16 triệu khách hàng.

  • Fortune City - Ứng dụng tài chính tích hợp với trò chơi xây dựng thành phố của Đài Loan.

Nói tóm lại, những công ty này đang sử dụng Gamification để giúp cho ứng dụng của họ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Ngay sau đây, hãy cùng khám phá phương pháp thực hiện “Gamification hóa” của các ứng dụng này nhé!


Cake - Cá nhân hóa phần thưởng hoàn tiền (khuyến khích sự tương tác với ứng dụng)


Cake là một startup Fintech với hơn 120.000 người dùng, hoạt động dựa trên việc trả tiền cho người dùng để hiểu rõ hơn về hành vi tài chính của họ.


Cụ thể, AI thông minh của Cake sẽ phân tích tất cả các giao dịch, sau đó đưa ra lựa chọn đa dạng đã được cá nhân hóa về khoản cashback tốt nhất dành cho người dùng. Hệ thống phần thưởng được cá nhân hóa này sẽ giúp cho ứng dụng trở thành lựa chọn phổ biến đối với mọi người. Trên thực tế, phần thưởng hoàn tiền nếu không liên quan và không tạo ra bất kỳ giá trị nào cho khách hàng, sớm thôi, họ sẽ từ bỏ ứng dụng vì chẳng nhận được gì có ích. Mặt khác, người dùng nhận thức được rằng họ càng sử dụng ứng dụng nhiều, các ưu đãi sẽ càng hấp dẫn hơn. Đây là một động lực rõ ràng để tăng mức độ tương tác!


Các tính năng được cá nhân hóa chính là nền tảng của Gamification và tạo ra những hiệu ứng rất rõ ràng. Ví dụ: Với push notification, tính năng cá nhân hóa có thểsẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 40%. Bên cạnh đó, hệ thống phần thưởng cũng hoạt động như một hình thức phản hồi tức thì với những tác động của người dùng. Ví dụ: Sau khi mua vật tư in ấn tại một cửa hàng văn phòng phẩm nào đó, người dùng sẽ nhận được các ưu đãi từ các nhà cung cấp tương tự khi kiểm tra ứng dụng.

Gamification
Cake - Cá nhân hóa phần thưởng hoàn tiền

Ngân hàng Ikano - Trao giải thưởng 10.000€ dành cho người chiến thắng trò chơi


Vào năm 2014, ngân hàng Thụy Điển Ikano đã thực hiện một chiến dịch Marketing kéo dài 3 tuần với trò chơi “Flappy Saver”. Trong trò chơi này, người chơi sẽ điều khiển một “Flappy Pig” và cố gắng bảo vệ số tiền tiết kiệm của mình bằng cách tránh đâm vào các cửa hàng. Ý tưởng này được phát triển dựa trên Flappy Bird, vào thời điểm đó, ứng dụng này đã được tải xuống nhiều nhất trên cửa hàng ứng dụng.


Tuy nhiên, đối với Ikano, trò chơi này lại trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều khi hứa hẹn sẽ trao tặng giải thưởng 10.000€ cho người ghi bàn cao nhất. Giải thưởng tiền mặt có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy rằng performance và output của ứng dụng sẽ cải thiện khi có sự xuất hiện của phần thưởng tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý rằng, việc này có thể gây ra tác động bất lợi trong khoảng thời gian trung hạn hoặc dài hạn. Chính vì vậy, Ikano chỉ triển khai chiến dịch Flappy Saver trong 3 tuần. Suốt quá trình đó, trò chơi đã nhận được hơn 1,5 triệu lượt chơi trong khi chỉ có dưới 10 triệu người sống ở Thụy Điển. Một con số vô cùng ấn tượng!


Gamification
Trao giải thưởng 10.000€ dành cho người chiến thắng trò chơi

Monobank - Sử dụng hệ thống badge (huy hiệu) để thúc đẩy động lực của khách hàng


Theo thông tin từ Aroged, có đến 1,3 triệu người đã sử dụng ứng dụng Monobank mỗi ngày. Kể từ năm 2017, ứng dụng đã thu hút được hơn 4 triệu khách hàng trung thành, trở thành ngân hàng kỹ thuật số hàng đầu của Ukraine. Vì vậy, tất cả mọi người đều cho rằng Monobank chắc chắn phải là một ứng dụng cực kỳ hiệu quả, và sự thật đúng như vậy!


Hệ thống badge (huy hiệu) là một trong những ví dụ về gamification đã được ứng dụng để thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi của người dùng. Các nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng, những thành tựu này đã cải thiện động lực của khách hàng một cách đáng kể.

Gamification
Sử dụng hệ thống badge (huy hiệu) để thúc đẩy động lực của khách hàng

Một mặt, việc nhận được huy hiệu sẽ củng cố hành vi tích cực của người dùng. Mặt khác, việc nhìn thấy các huy hiệu bị khóa sẽ thúc đẩy người dùng muốn mở khóa và tận hưởng những ưu đãi khác nhau. Cơ chế này được gọi là “ràng buộc”. Nói cách khác, mọi người đều không muốn bỏ lỡ và sẽ luôn có động lực để mở khóa mọi tính năng chưa được khám phá.


Một tính năng độc đáo và hiệu quả khác của ứng dụng Monobank chính là linh vật mèo đặc trưng. Trước tiên, biểu tượng chú mèo sẽ giúp người dùng phân biệt Monobank với các ứng dụng khác, khiến Monobank trở nên đặc biệt và nổi bật hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, linh vật là yếu tố góp phần vào sự uy tín của thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, biểu tượng chú mèo lại không xuất hiện trong dự án của Monobank tại Vương quốc Anh vì các chuyên gia thị trường Anh cho rằng, mèo đại diện cho biểu hiện “xảo quyệt”. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hiệu quả của Gamification có thể khác nhau đối với nhiều đối tượng khác nhau.


Revolut đã nhắm mục tiêu thành công đến các sinh viên bằng sự kiện cộng đồng


Khi mở rộng sang châu Âu, Revolut đã tổ chức một cuộc thi giữa các trường đại học, khuyến khích sinh viên đăng ký và tăng thứ hạng của trường đại học của họ lên đầu bảng xếp hạng. Với mục tiêu nhắm đến nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi, bảng xếp hạng này sẽ tập trung nhắm đến đến các cộng đồng thay vì một vài cá nhân.


Tính năng gamification có thể khai thác những nhu cầu liên quan đến xã hội. Hay nói cách khác, việc chia sẻ một mục tiêu chung sẽ khiến mọi người cảm thấy mình thuộc về nhiệm vụ đó, và nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nhu cầu “được thuộc về” là một động lực cực kỳ cơ bản và mạnh mẽ.


Đến cuối chiến dịch, đã có hơn 100 trường đại học và 1000 sinh viên đăng ký vào chương trình này. Các cuộc thi thú vị mà Revolut tổ chức đã thành công trong việc khai thác động lực nội tại. Ngoài ra, Revolut còn nâng cao hiệu ứng này bằng cách trao tặng giải thưởng là tài khoản trả phí miễn phí cho người chiến thắng.


Gamification
Revolut đã nhắm mục tiêu thành công đến các sinh viên bằng sự kiện cộng đồng

Fortune City - Xây dựng một thế giới ảo dựa trên dữ liệu tài chính của người dùng


Yếu tố Gamification có thể xuất hiện chỉ từ một vài cú chạm nhẹ, cho đến một trò chơi gần như toàn diện. Mặc dù ứng dụng Fortune City đã định hình thương hiệu giống như một app giúp người dùng theo dõi chi tiêu, nhưng cũng hoạt động như một công cụ xây dựng thành phố được cá nhân hóa.


Ví dụ: Nếu người dùng chi tiêu thường xuyên cho vé giao thông, thì đường sắt và bến xe buýt sẽ xuất hiện trong thành phố. Sau đó, nhân vật ảo có thể sử dụng hệ thống giao thông để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau dựa trên kỹ năng của chúng. Cuối cùng, tất cả các nhiệm vụ này sẽ giúp người dùng kiếm tiền để cạnh tranh với bạn bè.


Đây là một trong những gamification vô cùng sáng tạo và tuyệt vời trong việc tăng động lực của khách hàng. Fortune City không chỉ được cá nhân hóa theo thói quen và sở thích của người dùng, mà sự xuất hiện của các tòa nhà cũng đóng vai trò là “phản hồi tức thì”, gần giống như một progress bar. Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp các biểu đồ chi tiết và bảng công thức để người dùng đi sâu vào dữ liệu.


Fortune City là ứng dụng có tính sáng tạo cao. Vào năm 2018, ứng dụng này đã được Google Play Store trao giải thưởng Android Excellence. Kể từ đó, số lượng người dùng đã tăng lên đến 30 triệu người.

Gamification
Xây dựng một thế giới ảo dựa trên dữ liệu tài chính của người dùng

Tóm lại, trong năm qua, đã có gần 2000 công ty khởi nghiệp Fintech mới được thành lập chỉ tính riêng ở Mỹ. Trong số đó, có đến 75% công ty đã thất bại với các chiến dịch của mình. Hầu hết những ứng dụng trở thành “người chiến thắng” đều đã tìm được mấu chốt đối với sự thành công của ứng dụng: “Tương tác”. Và theo gương các nhà lãnh đạo thị trường, họ đã tận dụng Gamification để có thể làm tăng động lực của khách hàng.


Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team,


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page