Trong những năm qua, Google đã có những nỗ lực tích cực để tăng cường khả năng tự động hóa nền tảng quảng cáo của mình. Một số lý do để giải thích cho điều này xuất phát từ sự cạnh tranh và gia tăng các nền tảng thay thế có thể đe dọa đến lợi thế của Google và sự gia tăng chi phí quảng cáo từ các nhà quảng cáo.
Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện vì nhiều tính năng tự động mà Google đã tung ra trong khoảng thời gian này đã cải thiện trải nghiệm tổng thể cho các nhà quảng cáo.
Google và các tính năng quảng cáo tự động đã và đang mang lại rất nhiều giá trị. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách đưa ra quyết định phù hợp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua những tính năng nên và không nên sử dụng khi lựa chọn quảng cáo tự động.
Đặt giá thầu tự động quảng cáo Google (Automatic Bidding)
Thời gian trước đây, việc đặt giá thầu thủ công trên Google Ads là một cơ hội và là chiến lược “tốt nhất” để giành chiến thắng trong các phiên đấu giá, nhằm nhận được Điểm chất lượng cao và “hack” hệ thống.
Khi nào nên sử dụng quảng cáo Google?
Chiến lược đặt giá thầu tự động của quảng cáo google đã chứng tỏ hiệu quả trong nhiều năm qua, các nhà quảng cáo đã sử dụng nhiều chiến lược khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu. Thông thường phân loại mục tiêu được chia thành 04 loại chính: Tạo khách hàng tiềm năng (lead generation), bán hàng trực tiếp, tăng khả năng hiển thị hoặc lưu lượng truy cập trang web. Cụ thể:
Tạo khách hàng tiềm năng: Khi nói đến việc tạo khách hàng tiềm năng cho bất kỳ chiến dịch nào, cách tốt nhất bạn nên sử dụng chiến lược giá thầu tập trung vào chuyển đổi. Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ đối với điều này và hầu hết những trường hợp đó đều phải thực hiện với các từ khóa rất cụ thể trong ngành và có tính cạnh tranh cao.
Bán hàng trực tiếp: Nếu bạn là doanh nghiệp muốn gia tăng hành động chuyển đổi để thúc đẩy doanh số, hãy cân nhắc sử dụng chiến lược tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Max Conversion Value). Hãy để chiến dịch diễn ra trong một thời gian ngắn và sau đó, tùy thuộc vào mục đích của từ khóa và cấu trúc của nhóm quảng cáo, hãy chuyển sang Target ROAS. Từ đó, bạn sẽ có thể tinh chỉnh các chiến dịch của mình đến mức mà quảng cáo google có thể đem lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp của bạn.
Khả năng hiển thị/nhận biết thương hiệu: Nếu mục tiêu chính của bạn là luôn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm hoặc luôn xếp hạng ở đầu cho các cụm từ cụ thể, thì bạn có thể lựa chọn chiến lược Target Impression Share. Trong một số trường hợp, Số nhấp chuột tối đa (Max Clicks) hoặc CPC thủ công (Manual CPC) sẽ là những lựa chọn thay thế khả thi.
Lưu lượng truy cập trang web/hỗ trợ SEO: Nếu bạn quan tâm đến việc tăng traffic vào trang web của mình hoặc muốn hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm cho các cụm từ khóa không xếp hạng theo cách tự nhiên, cách tốt nhất của bạn sẽ là Tối đa hóa số nhấp chuột (Maximize Click) hoặc Tỷ lệ hiển thị (Target Impression Share) tùy thuộc vào các điều khoản và sự cạnh tranh liên quan.
Hãy xem xét chiến lược chung của bạn trước khi sử dụng các chiến lược đặt giá thầu tự động của quảng cáo google và lưu ý rằng các chiến lược này sẽ có một khoảng thời gian tìm hiểu để thu thập dữ liệu, đặc biệt là khi bạn thay đổi chiến lược đặt giá thầu.
Khi nào không nên sử dụng?
Bạn vẫn có thể đặt giá thầu theo cách thủ công trong Google Ads, nhưng bạn chỉ nên làm như vậy trong một số trường hợp nhất định.
Ví dụ: có khách hàng đang nhắm mục tiêu từ khóa “SOC 2”, thuật ngữ này cực kỳ cạnh tranh. Doanh nghiệp không chỉ muốn thúc đẩy chuyển đổi cho từ khóa này mà còn muốn thương hiệu của mình được hiển thị nhất quán trong kết quả tìm kiếm cho từ khóa đó.
Trong trường hợp này, khi có sự kết hợp các mục tiêu, chúng ta có thể chọn sử dụng đặt giá thầu CPC thủ công và cuối cùng chuyển sang Tỷ lệ hiển thị cho các cụm từ tương tự trong tài khoản. Khối lượng chuyển đổi vẫn ở đó mặc dù không tối ưu hóa cho chuyển đổi.
Tạo quảng cáo tự động
Quảng cáo tự động là khía cạnh của Quảng cáo Google cố gắng tự động hóa việc tạo quảng cáo. Các tính năng này hơi phức tạp, vì vậy bạn nên sử dụng các tính năng này một cách phù hợp để tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Khi nào nên sử dụng?
Quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive search ads - RSA): Với RSA, bạn có khả năng tạo quảng cáo tìm kiếm văn bản với nhiều dòng tiêu đề và mô tả. Sau đó, Google có thể sắp xếp và kết hợp trong phiên đấu giá để xác định kết hợp nào là "tốt nhất" cho mục tiêu của bạn.
RSA là một tính năng tuyệt vời nhưng bạn nên tự viết những tiêu đề hay nhất, phù hợp nhất để tự động hóa (kết hợp với chiến lược đặt giá thầu của bạn). Bạn không nên cho phép Google tự đề xuất.
Quảng cáo hiển thị hình ảnh đáp ứng (Responsive display ads): Quảng cáo hiển thị có thể khó đối với nhiều nhà quảng cáo, chủ yếu là do nhiều nhà quảng cáo thiếu kỹ năng thiết kế hoặc do hạn chế về mặt tài nguyên để tạo ra các thiết kế phù hợp. Quảng cáo hiển thị thích ứng do Google tạo ra bằng cách sử dụng các nội dung mà bạn cung cấp và tự động điều chỉnh để phù hợp với vị trí có sẵn trên Google Display Network (GDN). Chúng có xu hướng giống với quảng cáo trên Facebook hơn là quảng cáo hiển thị hình ảnh tĩnh truyền thống. Giống như RSA, bạn nên sử dụng nội dung cơ sở có chất lượng cao và phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình.
Khi nào không nên sử dụng?
Ngoài việc không cho phép Google đề xuất tiêu đề và mô tả cho bạn, đây là một số trường hợp khác bạn không nên sử dụng tính năng tự động hóa.
Chiến dịch thông minh (Smart campaign): Chiến dịch thông minh về cơ bản là những gì thuộc về AdWords Express - ý tưởng chính là tự động hóa và đơn giản hóa mọi thứ để người dùng mới có thể bắt đầu và triển khai.
Thông tin chi tiết sẽ được trình bày trong phần Chiến dịch tối đa hóa hiệu suất. Nhưng nội dung chính ở phần này là tránh sử dụng Chiến dịch thông minh hoặc bất kỳ chiến dịch tự động hóa để nhắm đến mục tiêu. Tốt hơn hết, bạn nên tự tạo một chiến dịch thủ công hoặc mời một chuyên gia thực hiện thay vì quá tin tưởng vào chức năng tự động nhắm mục tiêu.
Để có một chiến dịch marketing thành công, bạn phải là người thường xuyên kiểm tra và ngăn chặn các vấn đề xảy ra. Chính vì thế, không nên để quá trình kiểm tra diễn ra một cách tự động.
Hiển thị thông minh (Smart display): Quảng cáo hiển thị hình ảnh thông minh không giống với quảng cáo tìm kiếm. Theo thông tin Google đưa ra: “Trung bình, các nhà quảng cáo sử dụng Chiến dịch hiển thị thông minh đã nhận được nhiều hơn 20% số lượt chuyển đổi với một cùng mức giá (CPA) khi so sánh với các chiến dịch hiển thị khác của họ”.
Đây là một thông tin thiếu tính chính xác và gây hiểu lầm. Bởi vì, bất kỳ ai đã chạy các chiến dịch digital marketing thành công đều biết rằng CPA chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn đang thu hút những khách hàng tiềm năng không đủ tiêu chuẩn, điều mà Mạng hiển thị đã thực hiện nhất quán trong nhiều năm. Do đó, hãy kiểm soát chặt chẽ việc nhắm mục tiêu của bạn trên GDN.
Hiệu suất tối đa (Performance Max): Có nhiều ý kiến trái chiều về PMax. Có rất nhiều ý kiến cho rằng chiến dịch này mang lại hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến ngược lại. Loại chiến dịch này về cơ bản là sự kết hợp các tính năng của quảng cáo thích ứng và Chiến dịch thông minh. Bạn cung cấp các mục tiêu về marketing, ngân sách, nội dung và thông tin đối tượng của mình và Google sẽ tạo quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Google.
Tối đa hóa hiệu suất yêu cầu quá trình theo dõi diễn ra thường xuyên và chắc chắn, cần có một lượng ngân sách khá lớn để có hiệu quả. Những yêu cầu này gây khó khăn với các nhà quảng cáo mới làm quen với các nhà quảng cáo trung gian. Bạn có thể tìm thêm các cảnh báo và giải pháp thay thế PMax tại đây.
Điểm mấu chốt
Tự động hóa với sự hướng dẫn, kiểm soát của con người là sự kết hợp tốt nhất cho Google Ads hoặc bất kỳ nền tảng nào tại thời điểm này. Đặc biệt, hãy nhớ rằng với các nền tảng trả phí, bạn thực sự đang “trả tiền” để được sử dụng. Vì vậy, quá trình thúc đẩy tự động hóa cũng là quá trình tạo lập hóa đơn cho bạn.
Nguồn: Wordstream
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments