Ngày nay, chế độ ngoại tuyến (offline mode) dần trở thành một trong những chức năng cần thiết của mobile apps. Với mobile app, trải nghiệm người dùng là yếu tố khá quan trọng hiện nay. Điều này ảnh hưởng đến sự thành công của ứng dụng và khả năng cạnh tranh trên app market.
Offline Mode là gì?
Chế độ ngoại tuyến (Offline mode) là tính năng cho phép người dùng truy cập các ứng dụng di động mà không cần Internet. Tính năng này hạn chế sự bất tiện của người dùng khi kết nối Internet bị gián đoạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dùng hoàn toàn có thể truy cập các ứng dụng ở chế độ ngoại tuyến. App sẽ cần kết nối Internet vào một số thời điểm để đồng bộ dữ liệu.
Vì sao cần triển khai chế độ ngoại tuyến cho mobile app?
Bạn có thể tự hỏi chế độ ngoại tuyến sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp của mình, ngoài việc cho phép khách hàng truy cập ứng dụng mà không cần internet? Dưới đây là danh sách các lý do tại sao bạn phải xây dựng các ứng dụng hoạt động theo chế độ offline.
1. Có được lợi thế cạnh tranh
Có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc người dùng quyết định chọn ứng dụng này hơn ứng dụng kia chính là chức năng, hiệu suất, giao diện app. Nhiều ứng dụng hiện nay có các tính năng tương tự như Telegram và WhatsApp, Spotify và YouTube Music,...đang cạnh tranh khá khốc liệt để tạo ấn tượng với người dùng. Khởi chạy tính năng offline trên nền tảng online app sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế cạnh tranh.
2. Cải thiện lòng trung thành của khách hàng
Người dùng sẽ yêu thích mobile app nếu trong quá trình sử dụng không gặp bất kỳ khó khăn nào. Thêm chức năng ngoại tuyến vào ứng dụng sẽ làm cho người dùng trung thành hơn với app hơn vì:
Người dùng có thể truy cập dữ liệu của họ, dù cho có kết nối Internet hay không.
Ứng dụng sẽ tải nhanh hơn.
Các ứng dụng ngoại tuyến ít có khả năng làm hao hụt nguồn pin điện thoại.
3. Tiết kiệm pin
Các ứng dụng có mức tiêu hao pin cao thường không được người dùng ưa chuộng. Smartphone sử dụng app cần kết nối mạng sẽ nhanh chóng tiêu hao pin nếu điện thoại kết nối Internet liên tục. Ngược lại, ứng dụng ngoại tuyến sẽ có tốc độ tải nhanh và quản lý bộ nhớ dữ liệu hiệu quả, giúp điện thoại tiết kiệm pin hiệu quả hơn. Điều này khá hữu ích khi người dùng không chắc khi nào họ sẽ tìm thấy nơi để sạc điện thoại.
4. Không có chi phí chuyển vùng
Một số ứng dụng cần dữ liệu lớn có thể được truy cập bằng gói dữ liệu. Gói dữ liệu chuyển vùng được sử dụng khi đi du lịch ở các quốc gia là khá lớn. Tính năng ngoại tuyến trong ứng dụng của bạn có thể giúp tiết kiệm chi phí và dữ liệu cùng một lúc.
Ứng dụng chế độ ngoại tuyến: Các trường hợp sử dụng điển hình
Ngay cả khi bạn muốn sử dụng ứng dụng, việc truy cập Internet không phải luôn có sẵn. Do đó, khi bạn thiết kế mobile app để sử dụng trong trường hợp không có Internet, bạn sẽ quyết định chính xác vị trí và thời gian ứng dụng của mình sẽ được sử dụng.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp người dùng không thể kết nối Internet. Hãy tưởng tượng bạn đang đi du lịch đến một quốc gia mới và bạn không thể mua gói dữ liệu ở đó. Hay user không muốn trả chi phí lớn cho việc mua thẻ wifi, hoặc thậm chí bạn đang di chuyển trên đường, khu vực kết nối Internet kém. Lúc này việc phát triển ứng dụng trực tuyến là điều cần thiết.
Trường hợp có thể sử dụng offline mode cho mobile app
1. Giao hàng theo yêu cầu
Một người giao hàng mất kết nối khi đang trên đường đến vị trí của khách hàng. Ngay cả khi tìm kiếm cách giải quyết, họ vẫn chưa tìm ra cách để báo cáo lại với người gửi hoặc liên lạc với khách hàng trong trường hợp họ không thể tìm thấy đường vào tòa nhà chung cư hay đến muộn.
Tuy nhiên, với chế độ ngoại tuyến, người giao hàng sẽ thực hiện cập nhật mẫu đơn đặt hàng và báo thời gian dự kiến sẽ có mặt. Sau khi kết nối ổn định, các bản cập nhật sẽ được gửi tự động theo như thiết lập.
2. Chuyển tiền online
Hãy tưởng tượng user cần chuyển tiền gấp cho bạn của mình và đang ở trong khu vực có kết nối kém. Lúc này người dùng sẽ tìm cách để thực hiện giao dịch hay phớt lờ yêu cầu khẩn cấp này? Với chế độ ngoại tuyến, mobile app sẽ cho người dùng nhập tất cả các chi tiết giao dịch và thực hiện chuyển khoản. Ứng dụng sẽ hoàn thành một giao dịch thực tế sau đó ngay khi kết nối Internet được thiết lập lại.
3. Thương mại điện tử
Giả sử bạn có một ứng dụng mua sắm ở siêu thị và đang cố gắng sử dụng app tại nơi tín hiệu Wifi không ổn định. Với ứng dụng trực tuyến truyền thống, việc lấp đầy giỏ hàng yêu cầu ứng dụng phải quay trở lại trang chủ và thực hiện lại hành động, điều này dẫn đến việc gây khó chịu cho người dùng nếu kết nối kém.
Với chức năng ngoại tuyến, các sản phẩm của ứng dụng sẽ được chuyển đến giỏ hàng sau khi đặt. Người dùng chỉ cần thanh toán và lên lịch giao hàng sau khi kết nối được thiết lập lại.
4. Upload tệp tin
Quá trình tải lên tệp sẽ không dừng hoàn toàn ở chế độ ngoại tuyến. Sử dụng ứng dụng ngoại tuyến, tệp tải lên sẽ được xếp hàng đợi khi không có kết nối và được tải lên tự động ngay khi tìm thấy kết nối.
Như vậy chúng ta đã biết được lý do vì sao nên triển khai chế độ ngoại tuyến cho mobile app cũng như lợi ích của chế độ này. Vậy làm thế nào để xây dựng offline mode cho app, cùng chờ đón phần 2 nhé!
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Kommentare